Top 5 đội hình sân 7 người hiệu quả phổ biến nhất

Chơi bóng đá sân 7 người cũng cần áp dụng nhiều đội hình và chiến thuật khác nhau. Việc áp dụng đội hình sân 7 phù hợp sẽ giúp đội bóng có trận đấu hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều sơ đồ chiến thuật sân 7 được các HLV áp dụng. Tuy nhiên phổ biến và được sử dụng nhiều nhất vẫn là những đội hình sân 7 trong bài viết sau đây.

Gợi ý những đội hình sân 7 phổ biến mang lại hiệu quả

Bóng đá sân 7 cần có đội hình và chiến thuật khác biệt so với những thể loại thi đấu khác. Để chơi tốt hơn thì các cầu thủ phải tuân theo sơ đồ được vạch ra. Dưới đây là 5 đội hình sân 7 phổ biến, hiệu quả nhất trong bóng đá.

Sơ đồ chiến thuật 2-3-1: Lựa chọn phổ biến

Đội hình sân 7 này là sơ đồ được áp dụng phổ biến nhất. Đội hình này đặt nặng vai trò lên hàng tiền vệ. Họ sẽ giúp hậu vệ phòng thủ và dâng bóng lên cho tiền đạo tấn công. Do có sự pha trộn giữa phòng thủ và tấn công nên đội hình này được rất nhiều HLV lựa chọn.

Sơ đồ chiến thuật 2-3-1: Lựa chọn phổ biến
Sơ đồ chiến thuật 2-3-1: Lựa chọn phổ biến
  • Ưu điểm: Tạo nên hàng phòng thủ vững chắc. Tiền vệ có thể bọc lót và cản phá đường tấn công của đối thủ khi cần thiết. Đồng thời họ cũng hỗ trợ tấn công, tạo nên sự linh hoạt cho đội hình.
  • Hạn chế: Sơ đồ này đặt quá nhiều nhiệm vụ cho tiền vệ. Việc này tiềm ẩn rủi ro cao khi chỉ có 2 hậu vệ phòng thủ nếu tiền vệ không kịp thời lui về sân. Hoặc tiền vệ không kịp dâng cao tấn công hỗ trợ cho tiền đạo ghi bàn.

Sơ đồ 1-1-3-1: Đội hình thiên về tấn công

Những đội bóng có xu hướng tấn công rất ưa chuộng sơ đồ 1-1-3-1. Đội hình sân 7 này cần một cầu thủ lùi sâu xuống hàng hậu vệ để ngăn chặn các nguy cơ phản công của đối phương. Nhất là trong trường hợp các tiền vệ đều dâng cao tấn công. Đội hình sân 7 này không có phổ biến nhưng khi áp dụng khéo léo sẽ mang đến hiệu quả thi đấu rất cao.

  • Ưu điểm: Tập trung tấn công là chủ yếu nên phù hợp với các đội bóng mạnh, có tiền đạo giỏi.
  • Hạn chế: Chỉ có một hậu vệ nên dễ gặp nhiều rủi ro nếu tiền vệ không lui về kịp thời. Nhất là khi đối phương phát động các đợt tấn công đột biến.

Bên cạnh bài viết về Top 5 đội hình sân 7 người hiệu quả phổ biến nhất mà quý độc giả đang xem. Chuyên mục Chiến Thuật Sân Cỏ còn nhiều thông tin hấp dẫn, quý độc giả có thể xem thêm:

Những thông tin cơ bản cần biết về sơ đồ sân 5 trong bóng đá

Tổng hợp các sơ đồ chiến thuật sân 7 phổ biến nhất

Sơ đồ 2-1-2-1: Đội hình chuyên phòng ngự

Đội hình sân 7 này được xem là chiến thuật phòng thủ rất hiệu quả. Sơ đồ 2-1-2-1 chia hàng tiền vệ thành các nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có 2 tiền vệ tấn công và 1 người hỗ trợ phòng thủ. Việc này giúp các cầu thủ tiền vệ không phải gánh quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.

Sơ đồ 2-1-2-1: Đội hình chuyên phòng ngự
Sơ đồ 2-1-2-1: Đội hình chuyên phòng ngự

Khi áp dụng sơ đồ 2-1-2-1 thì đội bóng sẽ đảm bảo mặt phòng thủ lẫn tấn công hiệu quả. Tuy nhiên đội hình sân 7 này đòi hỏi tiền vệ phòng ngự phải kiểm soát bóng thật giỏi để phát động tấn công và hỗ trợ hàng thủ.

  • Ưu điểm: Đội hình sân 7 này tạo thể cân bằng giữa thủ lẫn công. Phân định rõ ràng vị trí của từng tiền vệ nên giảm được nhiều rủi ro tiềm ẩn.
  • Hạn chế: Đội hình đôi lúc không có sự liên kết nên dễ bị đối phương xâm nhập vòng cấm.

Sơ đồ 3-2-1: Đội hình “cây”

Đội hình sân 7 này có xu hướng thiên về phòng thủ là chính. Với 3 cầu thủ hậu vệ hỗ trợ thủ môn bảo vệ khung thành. Tiếp đến là 2 tiền vệ hỗ trợ phòng ngự và nhận bóng dâng lên cho tiền đạo cắm ghi bàn. Nhiều huấn luyện viên không xem đây là sơ đồ phòng ngự. Bởi đội hình sân 7 này có thể chuyển thành tấn công bằng cách dâng cao hàng hậu vệ lên tuyến giữa.

  • Ưu điểm: Tạo ra nền tảng phòng ngự vững chắc nên dễ xây dựng phương thức tấn công. Chiến thuật sân 7 này rất phù hợp khi đội hình sở hữu nhiều cầu thủ giỏi, có tốc độ cao và linh hoạt khi thi đấu.
  • Hạn chế: Thiếu sự hỗ trợ cho tiền đạo nên khó ghi bàn. Các tiền vệ khó tạo ra đường chuyền hơn bởi cầu thủ đội bạn dễ cắt ngang phá đường kiến tạo.

Hai đội hình sân 7 hiếm: 2-2-2 và 1-4-1

Sơ đồ 2-2-2 và 1-4-1 là những đội hình sân 7 ít khi được sử dụng. Về mặt lý thuyết thì hai chiến thuật này đều có sự cân bằng ổn định giữa tấn công và phòng thủ. Tuy nhiên cả 2 đều không đem lại hiệu quả cao.

Sơ đồ chiến thuật 2-2-2 không đem lại cự ly hàng ngang tốt
Sơ đồ chiến thuật 2-2-2 không đem lại cự ly hàng ngang tốt
  • Sơ đồ chiến thuật 2-2-2 không đem lại cự ly hàng ngang tốt. Thay vào đó đội hình sân 7 này tạo ra khoảng trống nhiều để các cầu thủ tấn công có phạm vi chạy rộng hơn. Điều này chỉ mang đến hiệu quả khi toàn đội tuân thủ kỷ luật về vị trí của mình. Nếu có sự sai lệch dù một chút thì chiến thuật cũng khó thành công.
  • Sơ đồ chiến thuật 1-4-1 là phiên bản mở rộng theo các nguyên tắc chính. Đội hình sân 7 này gây áp lực khá lớn lên hậu vệ. Đội hình sở hữu nhiều cầu thủ giỏi thì có thể đảm bảo ổn định cả tấn công lẫn phòng thủ. Bên cạnh đó các cầu thủ phải ý thức kỷ luật thì mới đảm bảo chiến thuật được hiệu quả. Vì thế mà sơ đồ chiến thuật này rất ít khi được các HLV áp dụng.

Kết luận

Trên đây là sơ đồ đội hình sân 7 phổ biến nhất mà Bongdaphui muốn chia sẻ đến quý độc giả. Mỗi sơ đồ sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó để thực hiện hiệu quả và sự phối hợp giữa các cầu thủ tốt thì đòi hỏi phải tập luyện nhiều lần. Nên nhớ sơ đồ phù hợp nhất chính là chiến thuật có thể phát huy tối đa khả năng của các cầu thủ trong đội.

Tin tức liên quan

Back to top button