Tổng hợp các sơ đồ chiến thuật sân 7 phổ biến nhất

Bóng đá là bộ môn thể thao mang nặng tính đồng đội. Do đó muốn chiến thắng thì các cầu thủ trên sân phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau. Tuy nhiên lối đá và tư duy chiến thuật luôn có sự khác biệt giữa từng người. Điều này đã khiến nhiều sơ đồ chiến thuật ra đời. Trong đó phổ biến không kém sân 11 là chiến thuật sân 7. Để biết thêm thông tin về chiến thuật này thì anh em hãy theo dõi bài viết sau.

Vì sao cần thiết lập sơ đồ chiến thuật sân 7?

Sơ đồ bóng đá được hiểu đơn thuần là kế hoạch thi đấu các đội cần áp dụng. Việc này sẽ giúp mỗi đội đạt được hiệu quả cao nhất trong từng trận đấu. Nhờ những chiến lược đã đề ra mà các cầu thủ dễ dàng phối hợp với nhau.

Vì sao cần thiết lập sơ đồ chiến thuật sân 7?
Vì sao cần thiết lập sơ đồ chiến thuật sân 7?

Tuy nhiên để chiến thuật sân 7 được tiến hành suôn sẻ, các HLV phải cho cầu thủ tập luyện nhiều trước khi thi đấu chính thức. Việc này cũng giúp những thuyền trưởng lựa chọn ra được cầu thủ phù hợp với lối đá hơn.

Những buổi tập luyện sẽ giúp HLV nhìn ra điểm mạnh, yếu của từng cầu thủ mình dẫn dắt. Từ đó họ sẽ rút được bài học chiến thuật cũ, khắc phục sai lầm. Nhờ thế mà chiến thuật sân 7 đạt hiệu quả cao hơn trong các trận đấu sắp tới. Bên cạnh đó, tình hình trận đấu cũng không nằm quá xa tầm kiểm soát của các HLV.

Điều quan trọng nhất khi phát triển chiến thuật sân 7 là xếp vị trí các cầu thủ. Những vị trí này phải được bố trí phù hợp nhất có thể. Do đó việc thiết lập sơ đồ chiến thuật rất cần thiết trước khi ra sân. Các cầu thủ sẽ dễ hình dung chuyển động và ghi nhớ những bài học do HLV chia sẻ.

Các sơ đồ chiến thuật sân 7 phổ biến nhất trong bóng đá

Các sơ đồ chiến thuật sân 7 phổ biến nhất trong bóng đá
Các sơ đồ chiến thuật sân 7 phổ biến nhất trong bóng đá

Thi đấu sân 7 người có chiến thuật và số lượng cầu thủ rất khác so với sân 11. Việc áp dụng đội hình chiến thuật sân 7 phù hợp sẽ giúp đội bóng thi đấu hiệu quả hơn. Dưới đây là những sơ đồ thi đấu sân 7 người đơn giản, hiệu quả và dễ áp dụng.

Sơ đồ chiến thuật 2-3-1

Sơ đồ 2-3-1 là chiến thuật được sử dụng phổ biến nhất khi thi đấu 7 người. Theo đội hình này thì vai trò của tuyến tiền vệ rất quan trọng. Do đó mà có đến 3 tiền vệ trong đội hình. Họ có nhiệm vụ xây dựng lối chơi, hỗ trợ tấn công lẫn phòng thủ cho đội nhà.

Ưu điểm: 

  • Công thủ toàn diện.
  • Đội hình linh hoạt và dễ chuyển biến.
  • Bao quát được cả hành lang cánh trái và phải.

Lưu ý: Các huấn luyện viên thường sử dụng các cầu thủ có tốc độ và sức bền tốt. Bởi như thế thì chiến thuật sân 7 theo sơ đồ này mới mang lại hiệu quả cao.

Nhược điểm: 

  • Sơ đồ đòi hỏi cao ở hàng tiền vệ, họ phải có sự linh hoạt và nhiều kỹ năng. Bởi sự thành bại của chiến thuật này phụ thuộc phần lớn vào các tiền vệ.
  • Nguy hiểm khi đội bạn dâng cao đội hình tấn công.
  • Các tiền đạo thiếu sự hỗ trợ cần thiết.

Chiến thuật sân 7 người 1-1-3-1

Chiến thuật sân đấu 7 người 1-1-3-1
Chiến thuật sân đấu 7 người 1-1-3-1

Những đội bóng thiên về tấn công hoặc cần dồn toàn lực để giành được chiến thắng thì rất chuộng sơ đồ này. Đội hình 1-1-3-1 bao gồm 1 cầu thủ lùi về sâu. Họ có nhiệm vụ đối phó với các mối đe dọa từ đối thủ. Ngoài ra, các cầu thủ cũng cần nhận thêm sự hỗ trợ của một tiền vệ phòng ngự.

Bên cạnh đó, tiền vệ sẽ tập trung tấn công và dồn ép bên phần sân đối phương. Đây không phải sơ đồ được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên những đội mạnh về tấn công rất hay áp dụng chiến thuật này bởi sự thắng nhanh, rút gọn.

Ưu điểm: 

  • Chiến thuật này phù hợp với những đội bóng có sở trường tấn công.
  • Pressing đối ngủ từ phần sân nhà.

Nhược điểm: 

  • Hệ thống phòng thủ yếu.
  • Khó áp dụng, tuyến tiền vệ phải thi đấu cẩn thận và không được phạm sai lầm.

Bên cạnh bài viết chiến thuật sân 7 người mà quý độc giả đang xem. Chuyên mục Chiến Thuật Sân Cỏ của chúng tôi còn nhiều thông tin khác thú vị, quý độc giả có thể xem thêm:

Sự khác biệt chiến thuật bóng đá 4-4-2, 4-3-3 và 3-5-2

Đá phạt góc sân 7 người: Chiến thuật cơ bản nhất

Sơ đồ 2-1-2-1

Tương tự như đội hình 2-3-1, sơ đồ này được phân chia rõ ràng hơn ở tuyến giữa sân. Chiến thuật này phân chia rõ ràng 1 tiền vệ phòng ngự và 2 tiền vệ tấn công. Do đó mà công thủ được hỗ trợ toàn diện nhất. Từ đó mà kế hoạch lên công về thủ cũng được triển khai dễ dàng hơn.

Chiến thuật sân 7 này hoạt động hoàn hảo khi đội hình có tiền vệ phòng ngự giỏi tranh chấp bóng. Họ sẽ có nhiệm vụ thực hiện những pha phản công nhanh cũng như đoạt bóng khi đối thủ lao về phía sân nhà.

Ưu điểm:

  • Cân bằng tốt giữa công và thủ.
  • Phòng ngự ổn định, chắc chắn.
  • Các tiền vệ cánh có phạm vi thi đấu rộng hơn.

Nhược điểm: 

  • Liên kết thiếu chắc chắn.
  • Tiền vệ phòng thủ phải hiểu rõ chiến thuật và sở hữu khả năng phân phối bóng tốt.

Sơ đồ chiến thuật sân 7 người 3-2-1

Sơ đồ chiến thuật 3-2-1
Sơ đồ chiến thuật 3-2-1

Đây là loại chiến thuật phòng thủ rất mạnh mẽ trong bóng đá 7 người. Tuyến thủ sẽ được bảo vệ bằng ba hậu vệ. Tuy nhiên không có nghĩa đây là chiến thuật thiên hoàn toàn về phòng ngự. Sơ đồ này vẫn có thể biến chuyển thành đội hình tấn công bằng cách dâng cao hậu vệ cánh hoặc trung vệ.

Ưu điểm: 

  • Phòng thủ cực kỳ chắc chắn.
  • Đội có nhiều cầu thủ giỏi, linh hoạt và nhạy bén trong các pha giao tranh.

Nhược điểm: 

  • Thiếu nhiều sự hỗ trợ trên phía hàng công.
  • Khó tạo nên các tình huống đột biến trong trận đấu.

Sơ đồ 2-2-2 và 1-4-1

Chiến thuật sân 7 người 2-2-2 hoặc 1-4-1 cũng rất cần được quan tâm. Những đội hình này mặc dù ít khi được áp dụng. Tuy nhiên nếu xét về mặt lý thuyết thì cả hai đều tạo nên thế cân bằng hoàn hảo giữa công và thủ. Việc thực hiện thành công hay không còn tùy thuộc vào trình độ của HLV và đội bóng. Cụ thể hơn như sau:

  • Sơ đồ 2-2-2: Đội hình chiến thuật này không mang lại nhiều sự tấn công. Chủ yếu đội bóng sẽ tập trung vào trung lộ. Điều này vẫn đảm bảo tạo ra nhiều đợt tấn công bất ngờ nhưng phòng thủ vẫn ổn định. Tuy nhiên các cầu thủ phải tuân theo đúng từng bước kế hoạch đã vạch ra.
  • Sơ đồ 1-4-1: Chiến thuật này khá khó áp dụng và hơi vô lý. Nhưng trên thực tế thì vẫn có không ít HLV đã sử dụng thành công sơ đồ này. Nhất là khi đội hình sở hữu quá nhiều tiền vệ xuất sắc. Đội hình này cũng khá linh hoạt, cơ động nhưng đòi hỏi các cầu thủ phải có tính kỷ luật cao.

Kết luận

Trên đây là các thông tin cũng như một vài sơ đồ chiến thuật sân 7 phổ biến mà bongdaphui muốn chia sẻ đến anh em. Anh em nên nhớ rằng mỗi chiến thuật đều có ưu, nhược điểm riêng. Do đó muốn vận dụng tốt đòi hỏi phải dành nhiều thời gian luyện tập. Như thế thì mới có thể xác định sơ đồ chiến thuật sân 7 nào phù hợp với đội bóng của mình nhất nhé!

Tin tức liên quan

Back to top button