Hai sơ đồ chiến thuật phòng thủ hiệu quả nhất trong bóng đá phủi sân 5 người

Trong bóng đá phủi sân 5 người thì việc triển khai chiến thuật cụ thể vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến kết quả chung cuộc của trận đấu. Trong đó, chiến thuật phòng ngự được xem là chiến thuật xuyên suốt nhất ở tất cả các đội bóng. Trong chiến thuật này, có rất nhiều sơ đồ đội hình để vận dụng tuỳ từng tình huống cụ thể. Bài viết dưới đây là một số sơ đồ phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Chiến thuật phòng ngự là gì?

Chiến thuật phòng ngự là chiến thuật ưu tiên yếu tố phòng thủ, bảo vệ vững chắc khung thành của thủ môn. Một đội bóng mạnh hay yếu đều cần thiết sử dụng đến chiến thuật này.

Chiến thuật phòng ngự là chiến thuật phổ biến trong bóng đá phủi
Chiến thuật phòng ngự là chiến thuật phổ biến trong bóng đá phủi

Những tình huống mà huấn luyện viên sẽ ưu tiên chọn chiến thuật phòng ngự ngay từ khi bắt đầu trận đấu đó là:

Tình huống thứ nhất 

Đội bóng của bạn được cho là yếu hơn đối thủ về thực lực của hàng tiền đạo. Nếu đội bạn sở hữu những chân sút hay cùng với một hàng phòng ngự ổn thì việc tấn công sẽ vô cùng khó khăn. Thay vì thế, triển khai chiến thuật phòng ngự để bảo vệ chắc khung thành, không để tiền đạo đối phương có cơ hội ghi bàn là điều hợp lý hơn.

Tình huống thứ hai 

Đội bóng của bạn  đang hiện tại dẫn điểm trước trong giải bóng đá phủi. Điều kiện để đi tiếp vào vòng trong chỉ cần một trận hoà. Vì vậy, để bảo toàn kết quả bạn không cần phải quá sức tấn công mà chỉ cần phòng ngự thật chắc chắn và an toàn. Chiến thuật phòng ngự lúc này là sự lựa chọn số một.

Hai sơ đồ đội hình sân 5 người trong chiến thuật phòng ngự hiệu quả nhất hiện nay

Sơ đồ đội hình 2-1-1 (Sơ đồ “Kim tự tháp”) 

Sơ đồ 2-1-1 “Kim tự tháp”
Sơ đồ 2-1-1 “Kim tự tháp”

Sơ đồ 2-1-1 trong bóng đá phủi sân 5 người là sơ đồ tiêu biểu của chiến thuật phòng ngự khi bố trí đến 2 cầu thủ hậu vệ, 1 tiền vệ và 1 tiền đạo. Trong sơ đồ này luôn có một vị trí cầu nối ở giữa quan trọng là 1 cầu thủ tiền vệ trung tâm. Đây là cầu nối giữa 2 tuyến phòng thủ và tấn công, sẵn sàng hỗ trợ và tham gia vào việc dẫn bóng ghi bàn hay cản phá bóng của đối thủ. 

  • Điểm mạnh của đội hình này phát huy hiệu quả khi gặp phải đối thủ mạnh. Nếu có sự phối hợp tốt thì các cầu thủ có thể dễ dàng thực hiện pressing và ép đối phương ra khu vực biên để lấy bóng và phản công lại. 

Với 2 tiền vệ luôn túc trực ở dưới, hàng rào phòng ngự của đội hình này vô cùng vững chắc, an toàn. Đặc biệt, nếu kỹ năng của hậu vệ tốt kết hợp cùng với sự hỗ trợ linh hoạt của tiền vệ trung tâm thì có thể đối đầu với bất kỳ tiền đạo sân phủi nào mà không sợ bị yếu thế.

Khi sử dụng sơ đồ này có ưu điểm nữa là có thể chuyển từ thế phòng ngự sang tấn công bất ngờ. Cầu thủ tiền đạo thực hiện tấn công trực diện hoặc làm nền vị trí tiền vệ trung tâm dứt điểm. 2 cầu thủ hậu vệ sẽ dâng cao đột ngột tạo ra sự bất ngờ cho các tình huống tấn công này. Mặt khác, luôn có ít nhất 1 cầu thủ hậu vệ có nhiệm vụ bọc lót khi bị tấn công từ đối thủ, giúp cho  tiền đạo  tập trung hoàn toàn vào việc tấn công (thường được gọi là pivot). 

  • Nhược điểm của đội hình này đó là đội bóng đá phủi của bạn yêu cầu phải sở hữu một tiền vệ xuất sắc, đáp ứng được khả năng vừa có thể phòng thủ tốt vừa hỗ trợ việc tấn công linh hoạt trong mọi tình huống. 

Sơ đồ đội hình 2 -2 ( Sơ đồ “Tứ trụ”) 

Sơ đồ đội hình 2-2
Sơ đồ đội hình 2-2

Đây là sơ đồ hỗ trợ rất hiệu quả cho chiến thuật phòng ngự khu vực. Bài toán của đội hình này là chia 4 cầu thủ thành 2 khu vực đảm nhiệm 2 vai trò rõ ràng là phòng thủ và tấn công. Mỗi cầu thủ có nhiệm vụ đảm đương phòng thủ trong khu vực của mình.

Về lý thuyết thì sẽ có 2 cầu thủ tấn công  và 2 cầu thủ phòng ngự chuyên trách nhưng trong trận đấu thì nhiệm vụ sẽ rất linh hoạt theo từng tình huống cụ thể. Một cầu thủ ở vị trí tấn công có thể thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng đồng thời cũng phải chuyển sang hỗ trợ phòng ngự trong trường hợp cần thiết. 

Đặc điểm của sơ đồ dạng này là:

  • Điểm mạnh của lối chơi theo sơ đồ này là tạo ra sự cân bằng trên sân giúp việc phòng thủ vững chắc hơn đồng thời có thể chuyển sang thế tấn công một cách linh hoạt. Các cầu thủ trong đội hình cũng có ý thức chủ động hỗ trợ, phối hợp với đồng đội trong mọi tình huống.
  • Điểm yếu là khu vực trung tâm có thể tạo lỗ hổng để đối phương đi những đường bóng sút thẳng trực diện. Đồng thời đội của bạn có thể bị đánh vỗ mặt trong tình huống hậu vệ dâng lên tấn công trong khi các tiền đạo và tiền vệ không thể hỗ trợ kịp thời. Đội hình này còn đòi hỏi các cầu thủ phải thực sự hiểu nhau mới có thể phối hợp ăn ý và hiệu quả được.

Các sơ đồ đội hình trong chiến thuật phòng ngự bóng đá 5 người vô cùng linh hoạt. Do đó, các cầu thủ trong đội bóng phủi không được chủ quan, tư duy đá bóng theo lối mòn phòng thủ mà phải nhạy bén xử lý trong các tình huống có cơ hội ghi bàn. Sự thấu hiểu đồng đội và kết hợp nhuần nhuyễn cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến thuật này của bóng đá phủi. Vì vậy, đội bóng phủi của bạn cần tập luyện nhiều hơn với nhau mới có thể đạt được hiệu quả đáng mong đợi của các sơ đồ chiến thuật này.

Với những thông tin của bài viết trên đây, hi vọng bạn sẽ có thể áp dụng được những sơ đồ hợp lý nhất cho đội bóng đá phủi của mình và giành được nhiều kết quả tích cực hơn nữa nhé!

Tin tức liên quan

Back to top button