Tạo nên thế trận cân bằng với chiến thuật sân 7 2-3-1

Chiến thuật sân 7 2-3-1 ít phổ biến ở Việt Nam nhưng đây lại là sơ đồ thi đấu khá cân bằng. Đội bóng cần sự ổn định trong tấn công và kiểm soát bóng thường khá quan tâm đến chiến thuật này. Để biểu rõ hơn về chiến thuật sân 7 2-3-1 thì anh em hãy theo dõi những thông tin trong bài viết sau.

Những yếu tố xây dựng nên chiến thuật sân 7 2-3-1

Để xây dựng thành công một đội hình mạnh trên sân 7, HLV và các cầu thủ phải chú trọng vào nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:

  • Tự tin: Các cầu thủ phải có niềm tin vào bản thân. Sự tự tin này có thể được xây dựng thông qua quá trình tập luyện chăm chỉ, kiên trì của từng cá nhân. Hoặc đó đến từ sự gắn kết giữa các đồng đội trong cùng một tập thể.
  • Học hỏi: Các cầu thủ phải học hỏi, đúc kết và trau dồi kinh nghiệm không ngừng trong quá trình thi đấu. Như vậy thì mới mau chóng cải thiện kỹ năng và biết sai sót của mình để đáp ứng chiến thuật sân 7 2-3-1.
  • Nhận thức: Đánh giá, quan sát để đề ra quyết định đúng đắn trong từng tình huống bóng trên sân. Các cầu thủ phải thi đấu với sự sáng tạo và tinh tế.
  • Tổ chức tấn công: Các cầu thủ phải triển khai những pha bóng từ phía sân nhà và chuyển thành tấn công.
  • Ý thức bản thân: Các cầu thủ phải có tinh thần rèn luyện, biết cách chăm sóc cơ thể để giảm thiểu chấn thương khi thi đấu. Ngoài ra cầu thủ phải tôn trọng luật chơi và đối thủ.
Những yếu tố xây dựng nên chiến thuật sân 7 2-3-1
Những yếu tố xây dựng nên chiến thuật sân 7 2-3-1

Chiến thuật sân 7 2-3-1

Chiến thuật sân 7 2-3-1 là đội hình bao gồm 2 trung vệ (số 4 và 5), 1 tiền vệ trung tâm (số 6) và 2 cầu thủ chạy cánh (2 và 3). Các cầu thủ chạy cánh có vai trò ngang ngửa một tiền đạo. Họ vừa phải tấn công vừa hoạt động như một hậu vệ biên. Điều này nhằm duy trì tính cân bằng trong lối chơi của đội. Trung phong (vị trí số 9) là cầu thủ dứt điểm tấn công, ghi bàn và cũng là tổ hợp bộ ba quan trọng với hai cầu thủ chạy cánh. 

Vận hành chiến thuật sân 7 2-3-1 khi tấn công

Các đội bóng triển khai chiến thuật sân 7 2-3-1 thi đấu dựa trên ba tiêu chí cơ bản. Thứ nhất là ổn định ở ⅓ phần sân nhà (đẩy bóng lên cao càng sớm càng tốt, tránh các pha xử lý rườm rà ở khu vực ⅓ giữa sân đổ về). Thứ hai là sáng tạo ở ⅓ khu vực giữa sân (các cầu thủ phải nhanh chóng chuyền hoặc dẫn bóng đến khu vực ít cầu thủ đối phương áp sát). Thứ ba là tạo ra sự hỗn loạn ở ⅓ khu vực sân đối phương (liên tục tạo nên nhiều tình huống đột biến, 1v1 hoặc 1v2 để gây áp lực).

Vận hành chiến thuật sân 7 2-3-1 khi tấn công
Vận hành chiến thuật sân 7 2-3-1 khi tấn công

Bên cạnh bài viết về chiến thuật sân 7 2-3-1 mà quý độc giả đang theo dõi. Chuyên mục Chiến Thuật Sân Cỏ của chúng tôi còn nhiều điều thú vị khác, quý độc giả có thể xem thêm:

Cách sắp xếp đội hình chiến thuật sân 7 3-2-1 trong phủi

Top 3+ chiến thuật đá phạt góc sân 5 bóng đá phủi hay nhất

Vận hành chiến thuật sân 7 2-3-1 khi phòng thủ

Muốn chuyển biến từ tấn công sang phòng ngự, các cầu thủ phải ghi nhớ những điều sau đây.

  • Phòng ngự trung lộ: Cầu thủ tiền vệ và hậu vệ phải di chuyển “chụm” vào khu vực giữa sân. Điều này giúp họ thu hẹp không gian thi đấu và ngăn cản các pha bóng đột biến từ đối thủ. Tiền đạo có thể lùi sâu về hỗ trợ đồng đội phòng ngự, tạo nên thế gọng kìm sau lưng đối thủ.
  • Phòng ngự biên với tiền vệ: Tiền vệ cánh là người gây áp lực lớn nhất cho đối thủ trong các pha tranh chấp bóng. Điều này cho phép các tiền vệ và hậu vệ còn lại xây dựng nên hàng phòng ngự trước khung thành.
  • Phòng ngự biên với hậu vệ: Tiền vệ cánh không kịp lui về tham gia hỗ trợ phòng ngự thì hậu vệ gần nhất sẽ đảm đương công việc này. Họ phải di chuyển tới gần cầu thủ có bóng và gây áp lực. Các tiền vệ vận dụng thời gian này để lùi về vị trí hỗ trợ. Khi hậu vệ di chuyển khỏi vị trí để ngăn chặn đối phương thì các cầu thủ có mặt lúc đó phải khỏa lấp khoảng trống bị bỏ lại.

Nhiệm vụ từng cầu thủ trong chiến thuật 2-3-1 sân 7

  • Hậu vệ: Trong trường hợp A, mục tiêu chính của cặp hậu vệ là bảo vệ khu vực vòng cấm, trước cầu môn. Bộ đội hậu vệ phải kết hợp khéo léo, nhịp nhàng để phòng ngự trong các đợt tấn công. Trường hợp B là khi đội nhà cầm bóng, các hậu vệ phải di chuyển về trước để hỗ trợ các cuộc tấn công. Nhất là khi tiền vệ muốn chuyền bóng trở lại và tìm cơ hội khác.
  • Tiền vệ: Nhiệm vụ của tiền vệ là phải quán xuyến cả tấn công lẫn phòng ngự. Các cầu thủ phải có thể lực tốt nếu muốn đảm đương vị trí này. Ngoài ra, các tiền vệ cũng phải giỏi tranh chấp bóng, các pha 1v1, có khả năng chuyền bóng chính xác và nắm bắt được tình huống trên sân.
  • Tiền đạo: Tiền đạo phải có nhiệm vụ gây áp lực sớm cho cầu thủ đối phương đang giữ bóng. Ngoài ra, tiền đạo phải là người đưa ra giải pháp chuyền bóng về cho các hậu vệ và tiền vệ sau khi giành được bóng từ chân đối phương. Trong sơ đồ 2-3-1 các tiền đạo cần tham gia tích cực và tấn công trực diện vào tuyến phòng ngự đối thủ.
Sự linh hoạt của các hậu vệ trong đội hình 2-3-1
Sự linh hoạt của các hậu vệ trong đội hình 2-3-1

Kết luận

Trên đây là một vài thông tin tổng quan về chiến thuật sân 7 2-3-1Bongdaphui muốn chia sẻ đến anh em cần biết. Mọi người nếu muốn triển khai chiến thuật 2-3-1 tốt thì cần luyện tập thật nhiều. Bên cạnh đó phải bố trí vị trí thi đấu của các cầu thủ sao cho thích ứng được với kỹ năng của họ.

Tin tức liên quan

Back to top button