Đội hình 7 người trong một đội bóng phủi phổ biến hiện nay

Trong bóng đá phủi thì đội hình đá 7 người là một dạng vô cùng phổ biến và mang lại những pha cầu hấp dẫn cho người yêu thích các giải phủi trong nước. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đội hình và vị trí của các cầu thủ của một đội bóng phủi 7 người phổ biến hiện nay. Nếu bạn là một fan cứng của các giải bóng đá phủi thì đừng bỏ qua bài viết này để hiểu thêm về những đội hình thi đấu hiệu quả dưới đây nhé!

Các vị trí cầu thủ trong sân phủi 7 người

Những vị trí cầu thủ trong sân phủi 7 người
Những vị trí cầu thủ trong sân phủi 7 người

Cũng giống như các loại sân bóng đá khác, bóng đá phủi 7 người đều có 4 vị trí cơ bản là Tiền đạo, Tiền vệ, Hậu vệ và Thủ môn. Vai trò của từng vị trí cụ thể là: 

Vị trí tiền đạo

Đây là vị trí ghi bàn chủ chốt của đội hình trên sân, vì vậy, vai trò của cầu thủ tiền đạo trong đội hình là vô cùng quan trọng. Với bóng đá phủi 7 người, có nhiều chiến thuật không có vị trí tiền đạo cố định cho cầu thủ. Thay vào đó, tiền đạo và tiền vệ sẽ luân phiên vị trí với nhau tùy thuộc vào chiến thuật và tình huống trên sân.

Vị trí tiền đạo cũng chia thành nhiều loại:

  • Tiền đạo trung tâm (hay là tiền đạo cắm)
  • Tiền đạo thường (hay tiền đạo toàn năng)
  • Tiền đạo cánh (vị trí bên 2 cánh trái, phải)
  • Tiền đạo hộ công (hỗ trợ tấn công dứt điểm)

Vị trí Tiền vệ

Tiền vệ là vị trí rất quan trọng trong đội bóng phủi sân 7 người. Nhiệm vụ của hậu vệ không chỉ là chuyền bóng cho tiền đạo, phối hợp hoặc trực tiếp ghi bàn mà tiền vệ còn tham gia phòng thủ, hoạt động rất rộng trên sân và luôn tạo ra những lợi thế cho đồng đội.

Tuỳ vào chiến lược cụ thể mà tiền về thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như sau: 

  • Tiền vệ tấn công (viết tắt là AM dịch ra từ tên tiếng Anh là Attacking Midfielder). Đây là vị trí tiền vệ có vị trí cao nhất trong đội hình.
  • Tiền vệ trung tâm (viết tắt là CM dịch từ tên tiếng Anh là Central midfielder). Đây là một trong những vị trí phổ biến nhất trong các chiến thuật, có nhiệm vụ chi phối lối chơi vị trí giữa sân.
  • Tiền vệ cánh (LM viết tắt cho tiền vệ cánh trái; RM viết tắt cho tiền vệ cánh phải). Đây là vị trí hoạt động sát biên để thực hiện nhiệm vụ tấn công bất ngờ.
  • Tiền vệ đa năng (BBM) là tiền vệ có thể chuyển đổi vị trí, di chuyển cơ động khắp sân, thực hiện nhiệm vụ tấn công, phòng thủ đa năng.
  • Tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới (DLM) là dạng tiền vệ tấn công từ vị trí thấp, ít chịu sự cản phá từ hàng phòng ngự của đội bạn nhưng phải vượt qua những đôi chân khéo léo từ tiền vệ của đối thủ.
  • Tiền vệ phòng ngự (DM) như tên gọi thì đây là vị trí tiền vệ có nhiệm vụ hỗ trợ phòng vệ và phòng vệ từ trung tâm sân bóng.

Vị trí Hậu vệ

Đây là vị trí chơi thấp nhất trong đội hình sân 7 người. Do đó, hận vệ có nhiệm vụ chính là phòng ngự. Hậu vệ hỗ trợ thủ môn bảo vệ khung thành, ngăn cản các đòn tấn công của đối thủ, trong một vài tình huống có thể dâng cao để hỗ trợ đồng đội tấn công và thậm chí có lúc còn trực tiếp ghi bàn trong những cơ hội thuận lợi như sút phạt hay sút phạt góc.

Vị trí Thủ môn

Thủ môn là một vị trí tất yếu trong một đội hình, đây là chiến tuyến cuối cùng để bảo vệ khung thành không bị thủng lưới. Nhiệm vụ của thủ môn là ngăn chặn đối phương tiến đến ghi bàn khi hậu vệ thất thế và trực tiếp bắt bóng trong vòng cấm.

Thủ môn là cầu thủ duy nhất mặc khác màu áo với các cầu thủ trong cùng đội và được phép dùng tay chơi bóng trong khu vực cấm địa. 

Có thể nói, thủ môn là vị trí vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng bắt bóng và khả năng phán đoán, xử lý tình huống và ứng biến nhanh chóng vô cùng.

Những vị trí trong sân 7 người bóng đá phủi
Những vị trí trong sân 7 người bóng đá phủi

Một số chiến thuật hay thường áp dụng phổ biến cho đội hình bóng đá phủi 7 người

Những chiến thuật hay thường được sử dụng trong đội bóng phủi 7 người hiện nay đó là:

Đội hình chiến thuật 3 – 2 – 1

Đội hình chiến thuật 3 – 2 – 1
Đội hình chiến thuật 3 – 2 – 1

Sử dụng  đội hình chiến thuật 3 – 2 – 1 sẽ phù hợp với những đội bóng phủi có thế mạnh phòng ngự. Đội hình này bao gồm 3 hậu vệ, 2 tiền vệ và 1 tiền đạo.

Do thiên về phòng ngự nên đội hình này đòi hỏi có một cầu thủ tiền đạo thật sự xuất sắc, nhạy bén nắm bắt được cơ hội vàng đồng thời biết linh hoạt xử lý các tình huống thật chuẩn xác để cân bằng thế trận và kiến tạo ra những pha bóng nhanh, dứt khoát.

Đội hình chiến thuật  2 – 3 – 1

Đội hình chiến thuật  2 – 3 – 1
Đội hình chiến thuật  2 – 3 – 1

Đội hình chiến thuật này sẽ có 2 hậu vệ, 3 tiền vệ và 1 tiền đạo ở các vị trí như trên hình.

Đây được đánh giá là một đội hình khá toàn diện, cân đối vừa có khả năng phòng thủ vừa có khả năng tấn công tốt. Đội hình này không thiên về một thế mạnh nào nhất định nên đòi hỏi kỹ năng và sức bền của các cầu thủ phải đồng đều và các cầu thủ ở vị trí tiền vệ phải có sự khéo léo để điều chỉnh thế trận một cách có lợi cho đồng đội.

Ngoài ra, hàng tiền vệ 3 người là vị trí chủ chốt chịu trách nhiệm dẫn bóng tới tiền đạo và hậu vệ một cách nhịp nhàng, ổn định, giữ mạch cho trận đấu luôn có nhịp độ tốt.

Đội hình chiến thuật 3 – 1 – 2

Đội hình chiến thuật 3 – 1 – 2
Đội hình chiến thuật 3 – 1 – 2

Ở đội hình này, sự biến hóa liên tục vị trí các cầu thủ là điểm mạnh lớn nhất tạo ra sự bất ngờ, xoay chuyển cục diện nhưng đồng thời cũng là điểm yếu dễ bị bắt bài nếu như các cầu thủ trong đội bóng đá phủi kém linh hoạt và nhanh nhạy.

Đội hình này bao gồm 3 hậu vệ, 1 tiền vệ, 2 tiền đạo. Vai trò của tiền vệ trong đội hình này là quan trọng nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận định. Vì vậy trong đội hình này thì yêu cầu đối với tiền vệ là phải có sự dẻo dai, nhanh nhẹn và có sự kết hợp ăn ý cùng đồng đội, đặc biệt là hậu vệ.

Bài viết trên đã cung cấp tất cả các thông tin cơ bản về những vị trí trong đội hình 7 sân đội bóng phủi. Hi vọng với những thông tin này bạn sẽ nhận định được những chiến thuật hay trong các giải bóng đá phủi hiện nay và tiếp thêm ngọn lửa đam mê của bạn với bóng đá phủi hơn nữa nhé!

Tin tức liên quan

Back to top button