Cách phòng ngự giải bóng đá phủi hiệu quả trong tình huống 1 đấu 2

Tình huống 1 đấu 2 tại khu vực gần khung thành rất thường xuyên xảy ra trong các giải bóng đá phủi. Đây là một tình huống đối với một hậu vệ khi phải một mình đương đầu với 2 tiền đạo đối phương mà sau lưng chỉ còn chiến tuyến cuối cùng là thủ môn. Để xử lý những tình huống này, bạn có thể tham khảo các cách phòng ngự được các chuyên gia bóng đá phủi tổng kết trong bài viết dưới đây.

Cách phòng ngự hiệu quả trong tình huống 1 đấu 2

Trong tình thế cầu thủ hậu vệ phải đối mặt với 2 cầu thủ tấn công của đội bạn thì cần phải đủ bình tĩnh để xử lý. Chiếm được quyền kiểm soát bóng trong tình thế này là vô cùng khó khăn nhưng không có nghĩa là không có cách để phá giải thế cuộc nguy hiểm này. Sau đây là những cách giúp cầu thủ hậu vệ triển khai phương án phòng thủ có thể hoá giải được mối đe dọa từ các chân sút trong tình huống 1 đấu 2 thường thấy ở các giải bóng đá phủi.

Giữ vị trí chính giữa 2 cầu thủ

Giữ vị trí chính giữa 2 cầu thủ giải bóng đá phủi
Giữ vị trí chính giữa 2 cầu thủ giải bóng đá phủi

Nếu như bạn là cầu thủ hậu vệ cuối cùng trong hoàn cảnh phải đương đầu cùng một lúc với 2 tiền đạo đối phương, hãy giữ vị trí chính giữa với một khoảng thích hợp. Việc này có thể giúp bạn quan sát được bao quát tình huống nếu như 2 cầu thủ kia có ý định phối hợp chuyền bóng cho nhau. Quá trình di chuyển về giữa 2 cầu thủ cần phải nhanh chóng, đồng thời tạo ra hướng sao cho triệt tiêu các góc thuận lợi để đội bạn dứt điểm. Tư duy di chuyển trong tình huống này là cực kỳ quan trọng của hậu vệ trong các giải bóng đá phủi nói riêng và trong bóng đá nói chung.

Ngoài ra, khoảng giữa sân có thể giúp bạn có thêm lựa chọn khi chớp được thời cơ có động tác thừa của cầu thủ đối phương đang giữa bóng. Đây là thời điểm có thể ra quyết định tắc bóng hoặc sẵn sàng phạm lỗi bạn phải cân nhắc ngay lập tức để ngăn chặn ngay pha nguy điểm đến khung thành đội nhà. Vị trí của hậu vệ lúc này cũng sẽ khiến tiền đạo bên kia có sự lưỡng lự trong việc chuyền bóng hay dứt điểm, tạo ra một nhịp nhỏ làm mất đi cơ hội tốt để ghi bàn.

Luôn luôn trong tư thế sẵn sàng phản ứng

Luôn luôn trong tư thế sẵn sàng phản ứng
Luôn luôn trong tư thế sẵn sàng phản ứng

Khi rơi vào tình huống này sẽ có rất ít lựa chọn để thực hiện các quyết định. Vì vậy, hậu vệ trong tình huống 1 đấu 2 phải luôn giữ tư thế sẵn sàng để ngay lập tức áp dụng các phản ứng phù hợp khi có điều kiện. Một động tác xoay người trong tích tắc ở thời điểm này cũng có thể tạo ra cú huých thay đổi tình thế nguy hiểm trên sân phủi.

Vì hậu vệ đang ở vị trí giữa 2 cầu thủ nên khi phán đoán được đường đi của bóng phải lập tức lao nhanh về hướng đó trong khoảng thời gian rất ngắn. Điều này chính là phản ứng nhanh nhạy của hậu vệ trong tư thế sẵn sàng cho mọi sự di chuyển.

Giữ trạng thái cơ động để đối phó nhanh với trường hợp 2 tiền đạo đối phương phối hợp cùng nhau cũng đủ có thể giúp khung thành đội nhà giảm thiếu đáng kể nguy cơ bị chọc thủng. Điều quan trọng nhất ở đây là hậu vệ sẽ không bị hút bóng vào bất kỳ cầu thủ tấn công nào trong số 2 cầu thủ của đối phương bởi nó khiến bạn nhanh chóng bị loại khỏi tình huống nguy cấp này.

Kéo dài thời gian

Kéo dài thời gian
Kéo dài thời gian

Kéo dài thời gian là một kỹ năng quan trọng trong tình huống một mình đối mặt với 2 tiền đạo đội bạn. Cầu thủ hậu vệ phải tìm mọi cách để có thể kéo dài thời gian. Nếu bạn làm được điều này thì đồng đội sẽ có đủ thời gian để lui về hỗ trợ bạn và hoá giải tình huống nguy hiểm, làm mất cơ hội của đối phương. Hơn nữa, việc kéo dài thời gian bằng các động tác giả hay động tác rướn người như thể sẽ lao lên ngay lập tức cũng có thể buộc tiền đạo đối phương ít nhiều lúng túng.

Nếu bạn là hậu vệ cuối cùng nhưng bạn bị cuốn theo tình huống thì sẽ rất dễ khiến nó kết thúc bằng bàn thua. Bởi những đường chuyền phối hợp của các tiền đạo có thể qua mặt được bạn và tạo ra cho họ nhiều cơ hội dứt điểm thuận lợi hơn. Đây là sai lầm các hậu vệ thường mắc phải trong các giải bóng đá phủi hiện nay.

Để thực hiện được các phương án xử lý trong tình huống này, đòi hỏi một hậu vệ phải có kinh nghiệm cũng như những kỹ năng điêu luyện.

Kỹ năng cần có của một hậu vệ

Với nhiệm vụ phòng thủ, một hậu vệ cần phải có những kỹ năng cơ bản là:

Có thể lực tốt 

Thể lực của một hậu vệ là rất quan trọng. Khu vực phòng vệ là rất lớn, vì vậy, để đảm đương tốt nhiệm vụ của mình thì hậu vệ cần phải có sức bền để thi đấu. Mặt khác, có nhiều tình huống hậu vệ cũng là người phối hợp trong các pha tấn công nên cần phải có sức mạnh thể lực để tăng vận tốc nhanh chóng. Một hậu vệ giỏi là hậu vệ lên công về thủ, phối hợp nhịp nhàng với đồng đội.

Có kỹ năng chuyền bóng tốt và dứt điểm chính xác

Những đường chuyền từ dưới lên của hậu vệ là rất quan trọng. Đây là những đường chuyền đầu tiên của tất cả các chiến thuật trên sân do đó luôn đòi hỏi độ chuẩn xác cao. Hậu vệ phải rèn luyện được những đường chuyền bóng đến đúng vị trí của đội hình thì chiến thuật  mới phát huy được hiệu quả.

Kỹ năng của hậu vệ
Kỹ năng của hậu vệ

Tâm lý bình tĩnh, phán đoán tốt khi bị đối thủ áp sát tấn công

Hậu vệ chính là người luôn phải đối mặt với những pha áp sát, tấn công dồn dập, mạnh mẽ của tiền đạo đối phương. Trong khoảnh khắc nhanh, bất ngờ và nguy hiểm này đòi hỏi cầu thủ hậu vệ phải có một tâm lý vững vàng, đủ bình tĩnh để đưa ra phán đoán xử lý tình huống một cách an toàn, hiệu quả, đúng đắn nhất, cứu được những bàn thua trước mắt.

Trên đây là cách phòng ngự hiệu quả trong tình huống 1 đấu 2 tại các giải bóng đá phủi hiện nay. Đây là những cách phòng ngự cơ bản nhất và tùy vào năng lực từng hậu vệ mà sẽ linh hoạt ứng biến trong các tình huống cụ thể. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hay về chiến thuật trong bóng đá phủi.

Tin tức liên quan

Back to top button