Tổng hợp 3 chiến thuật đá phạt sân 7 trong bóng đá
Bóng đá có rất nhiều chiến thuật được triển khai và áp dụng. Mục đích để cá nhân cầu thủ và toàn đội thi đấu tốt hơn. Trong đó chiến thuật đá phạt sân 7 được xem là chìa khóa mang đến lợi thế lớn nếu áp dụng đúng cách. Anh em muốn hiểu rõ hơn về chiến thuật này thì hãy dành ít thời gian theo dõi nội dung sau.
Đá phạt sân 7 là như thế nào?
Nếu cầu thủ đội bạn là người chạm bóng cuối cùng thì khi bóng đi qua hết vạch cầu môn. Dù trường hợp bóng nằm trên mặt đất hay không, đội tấn công cũng được hưởng quả phạt góc. Đây là luật lệ chung trong bóng đá.
Các quả phạt góc được trợ lý trọng tài cầm cờ quyết định. Họ sẽ chỉ vào cung phạt góc (cung mọi quả phạt góc trên sân). Phần sân thực hiện quả đá phạt góc chỉ được xác định khi trọng tài hướng cờ về khu vực phạt góc.
Những chiến thuật đá phạt sân 7 cơ bản nhất
Đá phạt góc là một trong những điều kiện tốt giúp cầu thủ ghi bàn cho đội nhà. Do đó người thực hiện quả phạt góc phải có những bài đá phạt “tủ”.
Để quá trình tham khảo của anh em không gặp khó khăn, chúng tôi xin cung cấp một vài chú thích như sau:
- Đường màu vàng không mũi tên: Khu vực nguy hiểm.
- Đường mũi tên vàng: Đường di chuyển thẳng.
- Đường mũi tên xanh dương: Rê dắt bóng.
- Đường mũi tên đỏ: Di chuyển tự do đến vị trí đã xác định.
- Đường mũi tên đen nét đứt: Đường chuyền.
Treo bóng vào khu vực trung tuyến
Để đưa bóng vào khu vực nguy hiểm (ô 5.5m thứ 2), các cầu thủ thường áp dụng chiến thuật đá phạt sân 7 này. Mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy cách đá này ở đội hình 2-3-1.
- Đối với quả phạt bên phải, tiền vệ cánh phải thực hiện đá phạt góc.
- Tiền vệ cánh trái di chuyển đến cột xa.
- Tiền đạo đi đến vị trí cao nhất trong đội hình.
- Tiền vệ trung tâm chạy đến vị trí sút phạt penalty.
Hậu vệ phải giữ vị trí trung tâm nhưng thiên về hai hướng theo vai trò của mình. Như trên hình, cầu thủ có thể mang lại sự lựa chọn là nhận bóng và chuyền bóng vào khu vực vòng cấm. Đồng thời cầu thủ cũng có thể nhận đường chuyền về từ các cầu thủ khác trong vòng cấm hoặc khu vực giữa sân. Đối với đá phạt góc bên trái thì chiến thuật đá phạt sân 7 áp dụng ngược lại.
Bên cạnh bài viết về chiến thuật đá phạt sân 7 mà quý độc giả đang theo dõi. Chuyên mục Chiến Thuật Sân Cỏ của chúng tôi còn nhiều điều thú vị khác, quý độc giả có thể xem thêm:
Tạo nên thế trận cân bằng với chiến thuật sân 7 2-3-1
Cách sắp xếp đội hình chiến thuật sân 7 3-2-1 trong phủi
2 đấu 1 tại cự ly gần
Mục tiêu: Hai cầu thủ đứng gần vị trí đá phạt góc và đưa bóng ra khu vực thoáng hơn để thực hiện cú dứt điểm và chuyền bóng vào trung lộ. Mọi người có thể dùng chiến thuật đá phạt sân 7 này nếu đối phương cử 1 hậu vệ ra chống chuyền ngắn.
Cầu thủ đá phạt góc trái chân nên sẽ nhận bóng từ tiền đạo. Từ đó cầu thủ thực hiện đá phạt có thể tạo ra một đường chuyền tốt hoặc 1 cú sút nguy hiểm.
Cách thực hiện:
Tiền đạo mở người hết cỡ để quan sát đường bóng và hậu vệ kèm mình. Sau khi nhận được bóng, cầu thủ phải khóa hậu vệ lại và thực hiện 1 đường chuyền bất ngờ cho tiền vệ phải. Nếu phối hợp tốt, tiền vệ phải có thể dẫn bóng đi vào khung thành.
Trường hợp hậu vệ áo đỏ (như trên hình) chủ động bắt đường chuyền đến tiền vệ phải khi anh ấy lấn tiền đạo đội bạn. Cầu thủ tiền đạo có thể dẫn bóng dọc đường biên ngang rồi chuyền cắt ngang đến tiền vệ trung tâm hoặc tiền vệ phải.
Nếu đối thủ cử thêm 2 hậu vệ để chuyển sang thế 2 đấu 2, hậu vệ cánh phải đội bạn cần dâng lên hỗ trợ. Điều này giúp tạo nên thế 3 đấu 2. Hoặc tiền đạo có thể di chuyển vào vòng cấm và chuyền sang cho cầu thủ chạy cánh.
3 cầu thủ càn lướt
Mục tiêu: Tạo thế bị động cho hậu vệ đối phương ngay trên chính phần sân của họ. Đồng thời tận dụng cơ hội để bạn và đồng đội dâng cao ghi bàn.
Nếu đối thủ chọn phương pháp chiến thuật đá phạt sân 7 người 1 kèm 1, họ sẽ để lộ khoảng trống sơ hở ở khu vực trung lộ ngay trước cầu môn. Lúc này chính là cơ hội tốt nhất để bạn hoặc đồng đội dứt điểm.
Quy tắc thực hiện chiến thuật đá phạt sân 7 cơ bản
Mọi người muốn triển khai tốt chiến thuật đá phạt sân 7 thì cần nắm rõ một số quy tắc. Cụ thể thì sau đây là những thông tin quan trọng nhất.
Sự thăng bằng
Yếu tố cân bằng sẽ giúp trận đấu diễn ra suôn sẻ hơn. Đội hình hoạt động tốt thì đối phương rất khó đánh bại trong mọi trường hợp. Nghĩa là 6 cầu thủ (ngoại trừ thủ môn) phải đảm đương tốt nhiệm vụ của mình. Hai tuyến công và thủ phải hoạt động song song và không có sự chen chân của cái tôi vào trận đấu.
Đảm nhận vai trò đúng khả năng
Không có một chiến thuật đá phạt sân 7 nào phù hợp với tất cả các đội bóng. Ngay cả trong một đội thì việc xác định cầu thủ phù hợp lối đá cũng rất khó khăn. Do đó các cầu thủ phải biết đảm nhận nhiệm vụ đúng sở trường của mình. Tránh trường hợp cầu thủ mạnh tấn công bị điều về hàng thủ. Ngược lại cầu thủ có khả năng phòng ngự bị đẩy lên hàng tấn công.
Bên cạnh đó để tìm ra chiến thuật đá phạt sân 7 phù hợp nhất cho cá nhân và toàn đội. Các huấn luyện viên lẫn cầu thủ phải tập luyện thường xuyên. Đồng thời thử nghiệm hết các chiến thuật đá phạt sân 7 để xem đâu là kế sách hoàn hảo nhất.
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin tổng quan về chiến thuật đá phạt góc sân 7 mà Bongdaphui muốn chia sẻ đến quý độc giả. Mọi người nên nhớ rằng bất kỳ chiến thuật nào cũng phải tập luyện thường xuyên thì mới triển khai hiệu quả. Do đó đừng bỏ phí thời gian mà hãy cùng đồng đội tập luyện đi nhé!