Sơ đồ sân 7: Sự kết hợp giữa các sơ đồ đội hình 

Sơ đồ sân 7: Sự kết hợp hài hòa giữa các sơ đồ đội hình ra sân. Cách biến hóa cũng như ưu và nhược điểm của từng đội hình.

Thông tin cơ bản về các sơ đồ của sân 7

Sân bóng thi đấu 7 người cũng giống như sân bóng thi đấu 11 người. Nếu muốn giành được chiến thắng thì phải có chiến thuật bóng đá hợp lý cũng như phải thống nhất được sơ đồ ra sân. Các cầu thủ cũng phải chuyên nghiệp tuân theo vị trí thi đấu chỉ định và tuân thủ theo sơ đồ cũng như lối chơi mà HLV đã đề ra. Sau đây sẽ là một số sơ đồ cơ bản nhất trong sân thi đấu 7 người.

Sơ đồ sân 7 cơ bản 2-3-1

Đây sẽ là sơ đồ tập trung nhiều sức mạnh ở hàng tiền vệ, nơi có những cầu thủ có nhiệm vụ phải giúp đỡ phòng ngự và đồng thời hỗ trợ cả tấn công. Với những con người phù hợp nhất, việc chuyển đổi trạng thái giữa tấn công và phòng thủ trong sơ đồ 2-3-1 sẽ phải đạt sự cân bằng tốt nhất.

Xem trực tiếp bóng đá sân cỏ tại kênh xoilac tv

Sơ đồ cơ bản 2-3-1
Sơ đồ cơ bản 2-3-1

Ưu điểm của sơ đồ sân 7: 2-3-1

+ Cấu trúc của phòng thủ sẽ vững chắc.

+ Tiền vệ sẽ có thể hỗ trợ phòng ngự khi cần thiết đồng thời cũng đảm nhiệm vai trò tham gia tấn công.

+ Cung cấp nhiều không gian thi đấu theo chiều rộng của mặt sân.

Nhược điểm của sơ đồ sân 7: 2-3-1

– Đòi hỏi kỹ năng và khả năng quan sát rất cao đối với các tiền vệ.

– Chỉ có đúng 2 hậu vệ nên sẽ gặp nhiều vấn đề nếu sự kết nối với hàng tiền vệ không đủ tốt.

– Có thể sẽ thiếu sự hỗ trợ cho tiền đạo.

Sơ đồ sân 7 cơ bản 1-1-3-1

Cũng tương tự như sơ đồ 2-3-1 nhưng sơ đồ này lại chia tách các tuyến tiền vệ thành 2 cầu thủ tấn công và 1 tiền vệ thiên hẳn về phòng thủ. Tất cả các tiền vệ dĩ nhiên vẫn sẽ đều có trách nhiệm chung trong việc hỗ trợ tấn công và hỗ trợ phòng ngự, nhưng sơ đồ này sẽ phân bổ thêm một sự pha trộn: khi phòng thủ sẽ có 3 tiền vệ phòng ngự nhiều hơn, còn khi công có sẽ 3 tiền vệ tấn công sâu sơn.

Sơ đồ này sẽ khá hữu hiệu nếu như tiền vệ phòng ngự của bạn thực sự là “ngôi sao” có đủ kỹ năng giữ bóng tốt, có tư duy để tổ chức tấn công từ tuyến dưới cũng như có đũ kỹ năng phòng ngự tốt, ví dụ như Thắng Xavi ở FC Thành Đồng.

Sơ đồ cơ bản 1-3-1-1
Sơ đồ cơ bản 1-3-1-1

Ưu điểm của sơ đồ sân 7: 1-3-1-1

+ Cung cấp được sự cân bằng giữa cả phòng thủ và tấn công.

+ Sẽ có thêm một tiền vệ phòng ngự để có thể giảm bớt gánh nặng cho các tiền vệ ở phía trên khi cần phòng ngự.

+ Các cầu thủ chạy cánh sẽ cung cấp chiều rộng mặt sân để có thể triển khai bóng

Nhược điểm của sơ đồ sân 7: 1-3-1-1

– Rủi ro cao do các tuyến sẽ hoạt động khá riêng biệt khi tấn công và phòng ngự.

– Rất khó để tìm có thể được mẫu tiền vệ phòng ngự có đủ khả năng gánh vác sơ đồ này, vừa phải giỏi chiến thuật lại phải vừa có kỹ năng chia bài siêu hạng.

Sơ đồ sân 7 cơ bản 3-2-1

Một sơ đồ thiên hẳn về phòng ngự hơn. 3 cầu thủ ở cuối hàng thủ sẽ cung cấp một cấu trúc đủ vững chắc để có thể triển khai bóng từ dưới sân lên. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là sơ đồ thiên về phòng ngự hoàn toàn. Nó có thể chuyển đổi nhanh sang trạng thái tấn công rất dễ nhờ sự linh hoạt của hai hậu vệ biên. Ngay cả trung vệ cũng có thể đẩy cao lên hàng tiền vệ khi đội nhà triển khai tấn công.

Sơ đồ cơ bản 3-2-1
Sơ đồ cơ bản 3-2-1

Ưu điểm của sơ đồ sân 7: 3-2-1

+ Xây dựng được lối chơi vững chắc từ phần sân nhà.

+ Khi cần, việc hỗ trợ và xoay chuyển giữa các vị trí sẽ linh hoạt hơn.

Nhược điểm của sơ đồ sân 7: 3-2-1

– Số lượng các cầu thủ tham gia tấn công sẽ có thể không nhiều.

– Các lựa chọn khi chuyền bóng theo chiều rộng và hướng lên trên sẽ gặp hạn chế khi đội hình dâng cao.

Sơ đồ sân 7 cơ bản 2-2-2

Đây sẽ là sơ đồ thiên về lối chơi nhiều ở trung lộ, nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả nếu bạn có những cầu thủ tuân thủ được kỷ luật và đấu pháp, di chuyển thực sự thông minh. Các cầu thủ khi không có bóng sẽ cũng phải có ý thức để chiến thuật được vận hành tốt nhất, để luôn hỗ trợ đồng đội một cách kịp thời và nhanh chóng.

Sơ đồ sân 2-2-2
Sơ đồ sân 2-2-2

Sơ đồ sân 7 cơ bản 1-4-1

Tương tự cũng như sơ đồ 2-2-2, trong đó các bạn cần phải có những cầu thủ đủ giỏi để có thể vừa tấn công, vừa phòng ngự. Mặc dù sơ đồ này đã có sự linh hoạt rất lớn nhưng cũng như sơ đồ 2-2-2, rất ít đội sẽ lựa chọn bởi những đòi hỏi rất khó đáp ứng về mặt con người.

Sơ đồ sân 1-4-1
Sơ đồ sân 1-4-1

Kết hợp giữa các sơ đồ

Trong bóng đá sân 7, một đội bóng mạnh sẽ cần thi đấu nhuần nhuyễn với ít nhất là hai sơ đồ khác nhau, một sơ đồ khi phải phòng ngự và một khi phải tấn công. Sự chuyển đổi giữa cả hai sơ đồ 3-2-1 và 2-1-3 sẽ giúp một đội bóng có thể phòng thủ chắc hơn khi bị tấn công và lúc tấn công thì sẽ có nhiều giải pháp để phối hợp hơn.

Khi đội bóng phòng ngự, 2 tiền vệ trung tâm sẽ cùng nhau tạo thành lớp phòng ngự đầu tiên và 3 hậu vệ sẽ là lớp phòng ngự tiếp theo để bọc lót phía sau.

Khi đội tấn công, cả 2 cầu thủ chạy cánh sẽ cùng dâng lên phía trước để mở rộng không gian chơi bóng theo chiều rộng của sân. 1 tiền vệ trung tâm sẽ phải hỗ trợ tấn công từ tuyến hai, trong khi cầu thủ tiền vệ trung tâm còn lại sẽ thiên về phòng ngự sẽ luôn sẵn sàng để truy cản các đợt phản công của đối phương.

Sơ đồ sân 7 và những sự kết hợp hài hòa
Sơ đồ sân 7 và những sự kết hợp hài hòa

Sơ đồ 4-1-1 cũng có thể ví như cách xây dựng xe bus trước khung thành khi phải phòng ngự. Còn lúc tấn công, cả hai hậu vệ cánh sẽ phải leo biên để hỗ trợ, biến đổi thành sơ đồ 2-1-3 một cách hiệu quả nhất. Tiền vệ trung tâm cũng sẽ phải đẩy lên cao, để lại cả 2 hậu vệ phía dưới luôn sẵn sàng để đối phó với bất kỳ mối đe dọa tấn công nào từ đối phương.

Lời kết

Sơ đồ sân 7 trong bongdaphui cũng giống như sơ đồ sân 11. Các cầu thủ cần phải tuân thủ theo chiến thuật mà ban huấn luyện đã đề ra. Sơ đồ sân 7 cũng rất đa dạng và biến hóa theo từng đội hình thi đấu. HLV sẽ dựa theo chất lượng con người đang có để có thể sắp xếp sơ đồ phù hợp nhất với từng vị trí trong đội bóng.

Bài viết tham khảo:

Tin tức liên quan

Back to top button