Sơ đồ 2-3-1 bóng đá phủi được vận hành như thế nào trong sân 7 người

Sơ 2-3-1 là một sơ đồ chiến thuật sân 7 người bóng đá phủi rất cân bằng và phù hợp với chiến thuật tấn công của các đội bóng mạnh. Tuy nhiên, sơ đồ này ít khi được triển khai nên nhiều người không thể nắm bắt được hết những cách vận hành hay ho của nó. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thật cụ thể những tình huống có thể xảy ra trong sơ đồ này và cách đi bóng hợp lý nhất.

Sơ đồ 2-3-1 trong sân 7 người bóng đá phủi là gì?

Sơ đồ 2-3-1 sân 7 người trong bóng đá phủi
Sơ đồ 2-3-1 sân 7 người trong bóng đá phủi

Sơ đồ 2-3-1 là sơ đồ đội hình 7 người trong đó có 2 trung vệ (tại vị trí số 4 & 5 trong ảnh); 1 tiền vệ trung tâm (số 6 trong ảnh) và 2 cầu thủ chạy cánh (số 2 & 3 trong ảnh). Hai cầu thủ chạy cánh rất quan trọng trong sơ đồ này vì họ có nhiệm vụ đa năng vừa hoạt động như một hậu vệ biên, vừa tham gia tấn công như tiền đạo cánh để giúp duy trì sự cân bằng của đội theo lối chơi này. Trung phong (số 9 trong ảnh) sẽ được giao nhiệm vụ kết thúc những pha tấn công, đồng thời còn là người cầu nối với 2 cầu thủ chạy cánh để tạo thành mặt trận tấn công 3 người.

Cách vận hành lối chơi 2-3-1 trong sân phủi như thế nào?

Tuỳ vào từng tình huống cụ thể mà các cầu thủ sẽ vận dụng chiến thuật 2-3-1 này cho phù hợp. Dưới đây là cách vận hành cơ bản nhất trong các giải bóng đá phủi hiện nay:

Phân tán cầu thủ, tạo ra không gian khi thủ môn giữ bóng

Phân tán cầu thủ
Phân tán cầu thủ

Mũi tên xanh thể hiện sự di chuyển không bóng của cầu thủ cầu thủ; Mũi tên đỏ thể hiện cầu thủ di chuyển với bóng; Mũi tên vàng thể hiện đường chuyền. Khi thủ môn đội mình giữ bóng trong chân thì các cầu thủ trong sân phải di chuyển phân tán ra để tạo không gian tiếp nhận bóng từ thủ môn.

Phân bổ vị trí cầu thủ bóng đá phủi

Sơ đồ trên này thể hiện sự di chuyển phân tán của các cầu thủ trong trường hợp này. Lúc này, vị trí khoảng cách của số 2 và số 3 phải rộng hơn vị trí khoảng cách của số 4 và số 5 để tạo ra một góc chuyền bóng đủ rộng cho thủ môn. Đồng thời, họ phải di chuyển lên cao hơn để sẵn sàng hỗ trợ cho tiền đạo nhưng cũng phải phối hợp, kết nối với 2 hậu vệ bên dưới.

Vị trí cầu thủ tiền vệ trung tâm phải tính toán thời điểm di chuyển sao cho hợp lý ở trung lộ và quan sát nhanh các tình huống cướp bóng từ đội bạn để xử lý kịp thời. Cầu thủ số 9 sẽ căn cứ vào đường sút bóng lên của thủ môn mà di chuyển sang bên trái hoặc phải để đón bóng và tiếp tục thực hiện các đường chuyền tiếp theo.

Cách chuyền bóng trong sơ đồ 2-3-1 bóng đá phủi

Cách chuyền bóng trong sơ đồ 2-3-1
Cách chuyền bóng trong sơ đồ 2-3-1

Việc chuyền bóng được thực hiện theo sơ đồ trên. Những hình tam giác là những đường chuyền phổ biến thường thấy trong đội hình 7 người này. Những đường chuyền được thực hiện khi đội hình di chuyển phân tán. Tuy nhiên, tuỳ vào những tình huống khác nhau mà có sự chuyền bóng linh hoạt khi cản phá bóng từ đối phương hoặc khi chuyền bóng vào vị trí dứt điểm thuận lợi nhất. Không phải lúc nào cũng chuyền bóng theo đúng nguyên tắc như hình.

Dưới đây là những đường chuyền cơ bản và phổ biến nhất trong các tình huống dễ gặp trên sân phủi:

Bóng qua chân tiền vệ trung tâm (số 6)

Đây là đường chuyền phổ biến nhất, hầu như xảy ra trong các tình huống sau:

  • Tình huống 1: 

Trong tình huống số 4 và số 5 cầu thủ đối phương áp sát nên sẽ di chuyển cản phá về 2 biên. Lúc này số 6 cần phải di chuyển vào không gian ở giữa hai trung vệ sau khi họ tiến ra 2 biên. Việc di chuyển phải thật chuẩn xác về thời gian để có thể tiếp nhận bóng một cách thuận lợi sao cho có thể đá bóng lên cao phía trên theo đúng hướng vị trí của tiền đạo.

Trong tình huống này thì số 6 có rất nhiều lựa chọn để đi đường chuyền bóng khác nhau nhưng cần phải thật cẩn thận. Nếu như bị mất bóng tại khu vực trung lộ này thì khả năng cao sẽ bị một bàn thua ngay lập tức.

  • Tình huống 2: 

Tình huống 2

    Tình huống 2

Biểu đồ này cho thấy bên cánh phải số 4 đang bị gây áp lực và khu vực trung lộ bị bỏ trống nên đây là vị trí thích hợp để số 6 di chuyển đến nhận bóng.

Bí quyết là vị trí số 6 sẽ đứng khá cao ban đầu để đối phương giảm sự kèm cặp sau đó mới quay lại đón bóng. Đây là một cách di chuyển và nhận bóng an toàn thường hay gặp trên các sân bóng đá phủi hiện nay. Nếu như số 6 đứng ở vị trí thấp ban đầu sẽ bị chú ý và gây áp lực khiến cho việc tiếp nhận bóng khó khăn và dễ mất bóng hơn.

Việc nhận đường chuyền trực tiếp từ thủ môn đòi hỏi số 6 cần phải quan sát bao quát tình hình để lựa chọn đường chuyền bóng tiếp theo một cách hợp lý nhất. Từ đó, có cách xử lý khi chạm bóng bước một một cách phù hợp để di chuyển ngay tức thì.

  • Tình huống 3:
Tình huống 3
Tình huống 3

Ở sơ đồ này thì số 6 đứng ở vị trí rất gần thủ môn, nhận bóng trực tiếp và di chuyển có bóng đến vị trí giữa sân sau đó mới thực hiện 1 đường chuyền ra biên cho số 2.

Sau khi thực hiện đường chuyền này thi số 6 tiếp tục tiến về vị trí cao hơn để hỗ trợ tiền đạo tấn công. Trong tình huống này thì số 9 và số 3 sẽ dâng cao hơn nữa, ép sát khung thành của đối thủ để tìm kiếm cơ hội ghi bàn. Như vậy, trong tình huống này thì số 6 vừa đảm nhiệm vai trò phòng thủ, dẫn dắt thế trận vừa đảm nhiệm vai trò tham gia tấn công.

  • Tình huống 4:

    Tình huống 4
    Tình huống 4

Ở Kịch bản này thì số 6 có sự di chuyển khá linh hoạt và rộng khi bước 1 chuyền bóng cho số 2 ở vị trí biên giữa sân, sau đó di chuyển ra vị trí biên thay thế số 2 để sẵn sàng phối hợp tấn công hoặc đón bóng để dứt điểm. Trong tình huống này tạo ra một tam giác giữa số 2, số 6 và số 9 làm tăng lên sự lựa chọn đi bóng lên gấp đôi.

Khí số 6 di chuyển về cánh phải và lên tham gia tấn công thì số 3 sẽ di chuyển vào vị trí ban đầu của số 6 để lấp khoảng trống và tham gia vào hàng phòng ngự đội nhà.

  • Tình huống 5:
Tình huống 5
Tình huống 5

Đây là một tình huống khá nguy hiểm và cách vận hành lối chơi bóng đá phủi cũng vô cùng liều lĩnh khi số 6 trực tiếp đón bóng từ thủ môn trong khi có sự áp sát của đối thủ và trực tiếp dẫn dắt bóng về phía khung thành đối phương, đột nhập vào tuyến phòng ngự và thực hiện cú dứt điểm bất ngờ.

Trong tình huống này thì số 3 và số 9 sẽ dâng cao để hỗ trợ và tham gia tấn công cùng số 6. Đây là một tình huống hay trong sân phủi khi có đội bóng sở hữu một tiền vệ trung tâm rất xuất sắc.

Số 6 phối hợp để lên bóng

  • Tình huống 1: 
Tình huống 1
Tình huống 1

Tình huống này xảy ra khi cầu thủ chạy cánh không bị áp lực từ tiền vệ đội bạn, nhận bóng từ thủ môn và tiếp tục chuyền cho số 6 khi bị áp sát phía trên. Số 6 tiếp nhận bóng và thực hiện những đường chuyền theo chiến thuật tiếp theo,

Trong kịch bản tại sơ đồ này thì số 2 sẽ nhận bóng ở biên và sẽ ngay lập tức chuyền bóng đi tới số 6 hoặc số 9 trong sơ đồ tam giác để thoát khỏi sự áp sát.

  • Tình huống 2:
Tình huống 2
Tình huống 2

Trong tình huống này, số 2 nhận bóng với sự hỗ trợ đồng thời của số 6 để thoát ra khỏi tình huống pressing từ cầu thủ đội bạn. Số 6 di chuyển lại gần để nhận bóng và có 2 sự lựa chọn là bật tường trở lại cho số 2 hoặc chuyền cho số 9 trước khi số 9 trả lại số 2, lúc này đã leo biên để có được khoảng trống thoáng đãng trước mặt.

  • Tình huống 3:
Tình huống 3
Tình huống 3

Mục đích của đường chuyền này cũng giống 2 ví dụ nêu trên, nhưng khác là sau khi bóng đến chân số 9, cầu thủ này sẽ chuyền bóng sang cánh đối diện nơi số 3 đã dâng lên hỗ trợ và tạo thành một pha chuyển hướng tấn công bất ngờ có thể khiến đối thủ trở tay không kịp.

Trên đây là một số tình huống và cách đi bóng khi vận hành sơ đồ 2-3-1 trong bóng đá phủi sân 7 người. Nếu nắm bắt chắc lý thuyết và vận dụng linh hoạt thì chúng tôi tin rằng đội bóng của bạn sẽ gặt hái được nhiều thành quả đáng mong đợi trong tương lai đấy.

Tin tức liên quan

Back to top button