Đội hình 4-2-3-1: Công thức thành công của nhà vô địch

Đội hình 4-2-3-1 được coi là một trong những chiến thuật bóng đá phổ biến và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử bóng đá đương đại.

Nhiều đội tuyển với câu lạc bộ thường chơi với đội hình này và đã tạo ra nhiều màn trình diễn ấn tượng hay hành trình đạt được danh hiệu huy hoàng của họ.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau phân tích chiến lược này một cách chi tiết để những bạn đọc của bongdaphui.org có thể hiểu rõ hơn về đội hình thú vị này nhé!

Tổng quan về đội hình 4-2-3-1

Đội hình 4-2-3-1 trong vài năm gần đây dường như được nâng tầm trở thành một trong những sơ đồ chiến thuật được sử dụng nhiều nhất bên cạnh hai chiến thuật phổ biến là 4-3-3 và 4-4-2.

Chiến thuật này bên cạnh việc đề cao tính tấn công nhưng bên đó tính kiểm soát chắc chắn cũng được cải thiện hơn, cộng thêm sự biến hoá nhờ sở hữu những hộ công và tiền đạo cắm chất lượng.

Tuyển Pháp khi thi đấu với đội hình 4-2-3-1
Tuyển Pháp khi thi đấu với đội hình 4-2-3-1

Chiến thuật 4-2-3-1 bắt đầu từ những năm 1980

Đội hình 4-2-3-1 là một đội hình bóng đá rất phổ biến, sử dụng những cầu thủ giỏi nhất trên sân để cải thiện khả năng kiểm soát bóng và gây sức ép một cách liên tục

Với 4 hậu vệ, 5 tiền vệ chia làm 2 tầng và 1 tiền đạo. Chiến thuật này là cách giữ bóng càng lâu càng tốt và lấy lại càng nhanh càng tốt.

Vào cuối những năm 1980, lối chơi trong đó một trong hai tiền đạo lui về chơi như tiền phong số 10 đã tạo ra một xu hướng mới trong chiến thuật tấn công.

Đặc biệt, World Cup 1986 có sự góp mặt của huyền thoại Diego Maradona. Lúc này, tiền đạo xé toang trung lộ như một mũi khoan và nhắm vào thủ môn.

Để dập tắt lối đá khó chịu hiện tại lúc đó, đội hình 4-2-3-1 sinh ra và được coi là con át chủ bài để nâng tầm những số 10 cổ điển.

Bằng cách bố trí hai tiền vệ phòng ngự (trục kép), các lớp tiền vệ dày đặc và sự tách biệt khiến các tiền đạo đối phương khó lao thẳng về phía trước hoặc gây đột biến từ trung lộ.

Với sự phát triển của đội hình 4-2-3-1, các đội hình cổ điển dần bị loại bỏ như một môn võ đã bị khắc chế, buộc lối chơi phải thích nghi nếu không muốn gặp nhiều bế tắc trong thế trận.

HLV Juan Manuel Lillo là người đầu tiên sử dụng đội hình chiến thuật 4-2-3-1
HLV Juan Manuel Lillo là người đầu tiên sử dụng đội hình chiến thuật 4-2-3-1

Theo lịch sử bóng đá, HLV Juan Manuel Lillo, người thầy đáng kính của Pep Guardiola, là người đầu tiên sử dụng đội hình 4-2-3-1 một cách có chủ ý và xuyên suốt cả trận.

Kể từ mùa giải 1991/1992, ông phụ trách đội bóng Cultural y Deportiva Leonesa và đã để lại dấu ấn đậm nét. Các vị trí xoay vòng, cạnh tranh và giữ bóng ở tốc độ cao đã khiến chiến thuật của ông ấy được cả thế giới chú ý.

Kể từ đó, ngày càng có nhiều đội nghiên cứu và thừa nhận sự vượt trội của sơ đồ này. Đến năm 2000, đội hình 4-2-3-1 phổ biến và được sử dụng ở nhiều giải đấu hàng đầu.

Sơ đồ đội hình 4-2-3-1 là gì?

Đội hình 4-2-3-1 cần 4 hậu vệ lùi sâu, 2 tiền vệ phòng ngự, 3 tiền vệ tấn công và 1 tiền đạo. Mối nguy hiểm của nó đến từ sự linh hoạt khi dễ biến đổi đội hình.

Rất dễ để các huấn luyện viên thay đổi chiến thuật, điều chỉnh cầu thủ lên xuống theo ý muốn hoặc đánh bại chiến thuật phòng thủ của đối thủ một cách nhanh chóng.

Những trận đấu luôn thay đổi theo từng thời điểm, đội hình 4-2-3-1 vì thế sẽ tạo nên nhiều bất ngờ, giải quyết những vấn đề ngay lúc đó.

Ví dụ, nếu cần có những pha nước rút của các cầu thủ để tấn công, tiền vệ có thể dâng cao đồng thời trung vệ có thể mở cánh để kéo dãn đội hình đối phương và tạo khoảng trống cho tiền đạo tham gia.

Hàng tiền vệ lùi lại một chút trong khi 2 trung vệ chủ động xông lên, chuyển sang sơ đồ 4-5-1. Hàng thủ đã sẵn sàng để dăng bẫy việt vị, vì thể nó trở nên rất chắc chắn hơn so với những đội hình tấn công.

Chiến thuật 4-2-3-1 có thực sự tốt như vậy? Sau đây chúng ta cùng điểm qua những ưu nhược điểm của đội hình này để có cái nhìn đúng đắn và hiểu được nghệ thuật dùng người của huấn luyện viên.

Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1
Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1

Ưu điểm của đội hình 4-2-3-1

Hàng tiền vệ đội hình này rất chắc chắn với 4 tầng chia cắt và sự kết hợp giữa 2 tiền vệ trung tâm và 3 tiền vệ tấn công đảm bảo khâu phân phối bóng ở giữa sân.

Những huấn luyện sử dụng 4-2-3-1 sẽ có nhiều phương án tấn công hơn khi các cầu thủ được trải đều trên sân. Một số tình huống có thể tạo ra những đường chuyền nguy hiểm.

Các cầu thủ có thể hoạt động tự do ở tuyến trên cho phép họ có thể thoải mái thể hiện các kỹ năng của mình. Chính vì thế, đội hình này luôn tạo áp lực vô hình lên hàng phòng ngự đối phương.

HLV sẽ luôn có một tiền đạo và ba tiền vệ tấn công sẵn sàng đan bóng và thực hiện các đường chuyền hoặc gây áp lực nhanh để xuyên thủng hàng thủ.

Bằng cách chuyển đổi linh hoạt từ tấn công sang phòng thủ với sơ đồ 4-2-3-1, hàng thủ trở nên chắc chắn hơn và khắc chế tốt chiến thuật chơi tấn công dồn dập của đối thủ.

Khi tiền đạo cắm bị kèm chặt, huấn luyện viên có thể dễ dàng thay đổi cầu thủ chơi tuyến dưới, đẩy mạnh 2 cánh trong số 3 tiền vệ tấn công lên chơi ở 2 biên. Lúc này, chiến thuật bắt bài tiền đạo của đội bạn đã bị phá vỡ.

Sơ đồ linh hoạt này tận dụng thời điểm yếu kém của đối thủ khi chuyển từ phòng thủ sang tấn công hoặc ngược lại, đây là thời điểm tốt nhất để đội hình 4-3-2-1 tận dụng khoảnh khắc ngắn ngủi đó để cướp bóng khi các cầu thủ chiếm ưu thế ở những vị trí quan trọng. 

Nhược điểm “cố hữu” của đội hình 4-2-3-1

Khi bạn sử dựng ba tiền vệ tấn công đòi hỏi họ phải có rất nhiều thể lực vì việc lên công về thủ liên tục sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt sức lực của các cầu thủ.

Lúc này, các đường lên bóng sẽ trở nên vô ích nếu các hậu vệ của đối thủ chủ động dâng cao pressing ngay từ đầu.

Chính vì thế, hai bên cánh chịu rất nhiều áp lực nên nếu đối phương sử dụng sơ đồ đội hình 4-2-3-1, HLV sẽ ưu tiên phương án dạt cánh và tấn công.

Bởi nếu hai tiền vệ trung tâm không giữ chắc chắn hàng tiền vệ, các hậu vệ biên sẽ phải chịu áp lực liên tục và dễ bị quá tải.

Khi các đường bóng lên từ hai bên và những quả tạt từ ngoài vòng cấm trở nên rất nguy hiểm, dễ dàng trở thành con mồi của các chiến thuật dâng cao.

Cần có sự đồng bộ giữa các lớp đội hình khi tham gia tấn công phía trên với nhau để tránh khoảng không gian giữa các lớp. Các tiền đạo sẽ “cảm thấy cô đơn” khi họ dâng lên cao.

Đội hình 4-2-3-1 mặc dù có thể nhanh chóng chuyển sang chế độ phòng ngự nhưng việc đó lại khiến tiền đạo của họ phải bơ vơ giữ rừng cầu thủ đối phương.

Tại sao sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 lại gắn liền với những đội bóng vô địch?

Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 đã có một thời gian bị lãng quên và từng bị coi là hết thời nhưng ở thời điểm hiện tại, nó thể hiện sự linh hoạt trong cách sắp xếp đội hình cũng như thay đổi chiến thuật trong từng thời điểm trong trận đấu.

Sau một thời gian 4-3-3 lên ngôi thì, đội hình 4-2-3-1 lại trở lại bởi như các bạn biết, nếu chơi với đội hình 4-3-3 toàn công thì 4-2-3-1 có một sự chắc chắn hơn.

Mặc dù cũng là một đội hình thiên về tấn công nhưng nó vẫn có thể vừa tận dụng sức mạnh của hành lang cánh vừa có thể tận dụng được sự sáng tạo và sức công phá của hộ công và tiền đạo cắm vòng cấm.

Những đội bóng hiện đại hiện nay dành chức vô địch đều sở hữu cho mình những tiền đạo cắm chất lượng hay những tiền vệ, tiền đạo đóng vai trong hộ công xuất sắc.

Chiều sâu đội hình đã cho những đội bóng vô địch tận dụng hết mức sức mạnh của đội hình này. Họ có thể luân chuyển và thay đổi sang các sơ đồ khác một cách nhanh chóng.

Cách khắc chế đội hình 4-2-3-1

Khắc chế đội hình 4-2-3-1 chính là sơ đồ 4-1-1-4 trứ danh
Khắc chế đội hình 4-2-3-1 chính là sơ đồ 4-1-1-4 trứ danh

“Núi cao có núi cao hơn”, Chính vì vậy đội hình 4-2-3-1 sẽ bị khắc chế bởi đội hình 4-1-1-4. Cách sắp xếp sơ đồ chiến thuật này gây rất nhiều áp lực lên hàng thủ đối phương bằng cách để 4 tiền đạo kết nối trực tiếp khi tấn công và áp đặt thế trận lên đối phương (4 tiền đạo gồm 2 trung phong và 2 chạy cánh)

Xếp ngay sau bốn vị trí tiền đạo này là tiền vệ trung tâm. Vị trí này có tác dụng kết nối giữa tấn công và phòng thủ trên “tiền tuyến”. Ngoài ra, còn là tiền vệ tuyến hai chịu trách nhiệm điều phối lối chơi trong các tình huống tấn công của đội, đảm bảo toàn đội phối hợp ăn ý và hiệu quả.

Bên dưới hàng tiền vệ là hệ thống phòng thủ bốn người. Bốn cầu thủ này có nhiệm vụ tạo ra các pha đánh chặn, càn quét và tạo khoảng trống cho cặp tiền vệ trung tâm để lối chơi và vận hành hiệu quả nhất. Công việc của những cầu thủ phòng ngự này là luôn sẵn sàng đánh chặn từ xa.

Mặt khác, các trung vệ còn lại bọc lót rất tốt. Vì vậy, trong các đội hình bóng đá thi đấu với nhau, 4-2-3-1 được khắc chế bằng sơ đồ chiến thuật 4-1-1-4.

Phần kết luận

Tất nhiên, đội hình 4-2-3-1 mặc dù mạnh mẽ nhưng cũng sẽ không đảm bảo một chiến thắng hoàn hảo cho đội của bạn, nhưng nó là một trong những đội hình tiêu biểu và ấn tượng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử bóng đá.

Mỗi sơ đồ được vận dụng linh hoạt tùy theo tố chất của người chơi và đối thủ, đem lại hiệu quả khác nhau. Khi đó, chúng ta mới được chứng kiến ​​những cuộc đấu trí căng thẳng và hấp dẫn của các huấn luyện viên bóng đá. Chúc các bạn xem tin vui vẻ.

Tin tức liên quan

Back to top button