Hai sơ đồ bóng đá phủi sân 7 người thông dụng nhất 

Nếu như là một người hâm mộ bóng đá phủi thì hẳn bạn đều nhận thấy trong các trận bóng 7 người thì có 2 sơ đồ thường được áp dụng nhất. Đó là những sơ đồ nào và chúng có đặc điểm gì hay về lối chơi? 

Sơ đồ chiến thuật sân 7 thông dụng
Sơ đồ chiến thuật sân 7 thông dụng

Sơ đồ 2-3-1: Sơ đồ nền tảng nhất

Sơ đồ chiến thuật 2-3-1
Sơ đồ chiến thuật 2-3-1

Lối chơi của sơ đồ 2-3-1

Sơ đồ đội hình 2-3-1 là một trong những sơ đồ phổ biến nhất trong các giải bóng đá phủi. Sơ đồ này lấy ý tưởng từ sơ đồ sân 9 người và sân 11 người. Điểm cốt lõi của đội hình này là gia tăng số lượng cầu thủ trong một khu vực nhất định.

Sơ đồ 2-3-1 tạo nên một đội hình theo hình kim cương. Cấu trúc này đảm bảo lợi thế cho việc chuyền bóng và di chuyển. Các cầu thủ chơi ở khu vực giữa sân sẽ có nhiệm vụ vừa phòng thủ, và vừa tấn công cũng như lài cầu nối với mọi tuyến ở các vị trí khác nhau trong đội hình. Sơ đồ này rất phù hợp để sử dụng chống lại với lối chơi phòng ngự phản công.

Với số đồ 2, 3 1 thì trọng tâm chủ yếu rơi vào các tiền vệ. Và thủ môn sẽ là người có nhiệm vụ hỗ trợ trong cả khâu tấn công lẫn phòng ngự. Đội hình này đạt được sự cân bằng khá tốt. Chính vì thế, nó trở thuần một sơ đồ rất nền tảng và cực kỳ phổ biến ở nhiều đội bóng sân 7 người hiện nay.

Những ưu, nhược điểm của sơ đồ 2-3-1

Ưu điểm sơ đồ 2-3-1

  • Sơ đồ này chiếm lợi thế về số lượng cầu thủ trong phòng ngự.
  • Tiền vệ có nhiệm vụ đa năng, vừa có thể tham gia phòng ngự khi cần thiết, vừa hỗ trợ các đợt tấn công làm cho lối chơi này vận hành linh hoạt.
  • Đội hình 2-3-1 tạo ra không gian mở ở 2 biên. Vì vậy, so đồ này cực kỳ hiệu quả với các cầu thủ chạy cánh biên với tốc độ cao, kỹ năng xử lý tốt, có độ bền và dẻo dai để lên công về thủ một cách linh hoạt.
  • Sơ đồ này rất phù hợp với những thế trận cần có sự kiểm soát nhiều bóng.

Nhược điểm sơ đồ 2-3-1

  • Sơ đồ đòi hỏi rất cao kỹ thuật và sức bền của tiền vệ. Các cầu thủ này phải là những người vô cùng linh hoạt  thì mới có thể chơi tốt với sơ đồ này.
  • Có tính rủi ro cao nếu như hai hậu vệ thiếu sự hỗ trợ từ tiền đạo phía trên hoặc ý thức kỷ luật chiến thuật của các cầu thủ hậu vệ không tốt.
  • Trong một vài tình huống có thể thể thiếu sự hỗ trợ cho tiền đạo 

Sơ đồ 2-1-2-1: Cải tiến phòng ngự

Sơ đồ chiến thuật 2-1-2-1
Sơ đồ chiến thuật 2-1-2-1

Lối chơi của sơ đồ 2-1-2-1

Sơ đồ này tương tự với sơ đồ 2-3-1 trong bóng đá phủi. Nhưng có điểm khác biệt là sơ đồ 2-1-2-1 có sự phân chia rõ ràng vai trò của các cầu thủ tuyến giữa thành 2 tiền vệ phản công và 1 tiền vệ phòng ngự.

Tất nhiên với vai trò là tiền vệ thì trong chiến thuật nào cũng phải đảm đương đồng thời 2 nhiệm vụ tấn công và phòng thủ một cách linh hoạt. Nhưng với cách chia của sơ đồ này thì vai trò sẽ rõ ràng hơn là thiên hẳn về tấn công hay thiên hẳn về phòng ngự.

Với lối chơi này thì kỹ năng của tiền vệ vẫn là yếu tố chính để tạo ra sự vận hành hiệu quả. Nếu như có các cầu thủ  tiền vệ xử lý, giữ bóng tốt, tạo thế tấn công thuận loại cho tiền đạo cũng như thế yểm trợ vững chắc cho hậu về thì chiến thuật bóng đá phủi 7 người này sẽ phát huy hiệu quả tối đa.

Những ưu, nhược điểm của sơ đồ 2-1-2-1

Ưu điểm sơ đồ 2-1-2-1

  • Có thế trận cân bằng giữa phòng thủ và tấn công.
  • Có sự phân bổ nhiệm vụ cho một tiền vệ đánh chặn các đợt phản công hỗ trợ cho những đồng đội khác dâng lên tham gia vào pha tấn công ghi bàn.
  • Vùng biên có nhiều khoảng trống để hai tiền vệ chạy cánh hoạt động thuận lợi, tạo ra những đường chuyền đẹp, chuẩn xác. 

Nhược điểm sơ đồ 2-1-2-1

  • Lối chơi này có thể có nguy cơ không tạo được sự gắn kết ăn ý của các nhóm tấn công và phòng thủ.
  • Tiền vệ phòng ngự là vị trí có thể khiến đối phương lợi dụng tấn công do chỉ có 1 cầu thủ đảm đương. 
  • Cầu thủ tiền vệ cần phải có ý thức cao về lối chơi của chiến thuật và đồng thời cũng là một chân chuyền tốt nhằm hạn chế mắc sai lầm trong khi phía sau chỉ có 2 hậu vệ.

Cả hai sơ đồ này đều có điểm chung là tập trung điểm mạnh vào các vị trí tiền vệ. Chính vì điểm hấp dẫn nằm ở các pha xử lý chuyền bóng, giữ bóng, kiến tạo ra những thời cơ ghi bàn mà hai chiến thuật này luôn mang tới những tình huống rất mới lạ, hấp dẫn trong các trận cầu bóng đá phủi

Hi vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc thêm những thông tin hữu ích về chiến thuật của bóng đá phủi và giúp cho việc theo dõi các trận đấu của bạn ngày càng có nhiều trải nghiệm hấp dẫn, lôi cuốn và thích thú hơn nữa nhé.

Tin tức liên quan

Back to top button