Chấn thương bóng đá phủi thường gặp và cách phòng tránh

Ngày nay, nhiều người thường lựa chọn đi đá phủi để giải trí sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, xảy ra chấn thương bóng đá phủi là điều đáng tiếc có thể đến với bất kỳ ai. Hãy cùng bongdaphui.org tìm hiểu thêm về vấn đề này và một số biện pháp phòng tránh.

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương bóng đá phủi

Lý do dẫn đến chấn thương bóng đá phủi cho người chơi đá phủi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, ta có thể kể đến là:

Do chính bản thân người chơi

Không thể phủ nhận một điều rằng khá nhiều người đá phủi là những người nghiệp dư. Họ không nhận thấy tính quan trọng của việc khởi động trước trận đấu, hoặc kỹ năng khởi động chưa tốt. Việc này dẫn đến tình trạng cơ thể chưa quen cường độ hoạt động đã vận động mạnh, dễ gây tổn thương.

Không chỉ thế, trong quá trình thi đấu, người chơi cũng có thể tự gây chấn thương cho mình. Những tình huống mất trụ, va chạm khi theo bóng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho cầu thủ.

Do va chạm với cầu thủ khác

Trên thực tế, đa phần chấn thương bóng đá phủi là hậu quả của việc tác động giữa các cầu thủ. Những đội thi đấu với nhau không chỉ vì niềm vui mà còn có tinh thần thể thao. Đôi khi, vì khao khát chiến thắng mà cầu thủ xảy ra va chạm gây ảnh hưởng đến bản thân và đồng đội.

Va chạm là điều khó tránh khỏi khi đá phủi
Va chạm là điều khó tránh khỏi khi đá phủi

Do điều kiện khách quan

Ngoài các nguyên nhân trên, chấn thương bóng đá phủi cũng có thể xuất phát từ lý do ngoại cảnh. Mặt sân chất lượng xấu, sân bãi xuống cấp vừa làm giảm chuyên môn trận đấu vừa gây khó khăn khi chơi bóng. Trường hợp thời tiết có mưa cũng dễ dẫn đến tình trạng trơn trượt trên mặt sân.

Xem thêm:

Một số chấn thương hay gặp ở các giải đấu phủi

Là môn thể thao tốc độ cao, cường độ mạnh, cạnh tranh trực tiếp nên đá phủi dễ mất an toàn. Do vậy, vị trí và mức độ tổn thương của cầu thủ cũng vô cùng đa dạng và phức tạp. Ta có thể thấy một vài chấn thương bóng đá phủi thường xuất hiện như:

Căng cơ, bong gân

Đối với tất cả cầu thủ, căng cơ, bong gân là trở ngại thường xuyên xuất hiện khi chơi bóng. Căng cơ xảy ra khi cơ bị rách do kéo căng quá phạm vi chuyển động bình thường. Triệu chứng của căng cơ là đau, sưng tấy, bầm tím xung quanh chấn thương, tay chân khó cử động

Bong gân mắt cá chân xuất phát từ việc dây chằng mắt cá chân bị rách. Người mắc chấn thương sẽ bị sưng đau mắt cá chân, cảm giác đau tăng khi dồn lực lên chân.

Bong gân là chấn thương thường gặp
Bong gân là chấn thương thường gặp

Trật khớp vai

Cầu thủ có thể bị trật khớp vai khi tranh chấp bóng với đội bạn, hoặc là hậu quả do ngã. Kết quả là chỏm xương cánh tay lệch khỏi ổ chảo xương bả vai, dẫn đến biến dạng khớp. Hiện tượng có thể thấy là vai đau, khó vận động, sưng tím, tê, ngứa ran quanh vai, cánh tay.

Dây chằng chéo trước bị chấn thương

Đây là loại chấn thương xảy ra khi dây chằng bị đứt một phần hoặc toàn bộ. Nguyên nhân có thể do việc chuyển hướng đột ngột, vấp hoặc ngã làm dây chằng chéo bị căng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau, vận động khó khăn, không thể uốn cong đầu gối như bình thường.

Chấn thương khi đá phủi
Chấn thương khi đá phủi

Mẹo giúp hạn chế chấn thương bóng đá phủi

Hiểu biết thêm về các cách tránh chấn thương bóng đá phủi sẽ giúp bạn giảm khả năng bị thương tổn. Để chơi bóng an toàn hơn, nhớ bỏ túi ngay một số mẹo sau nhé:

Sử dụng trang bị thích hợp

Việc đầu tiên các cầu thủ cần quan tâm là lựa chọn cho mình một đôi giày thực sự phù hợp. Cỡ giày vừa bàn chân, không quá cứng sẽ giúp bạn thoải mái khi chạy trên sân cỏ. Ngoài ra, đối với vị trí thủ môn thì găng tay bắt bóng cũng là điều cần chú ý.

Tiếp theo ta phải kể đến một vật dụng cực kỳ hữu ích khác, đó là bao ống đồng. Ống đồng là vị trí khá nhạy cảm khi chơi bóng, có khả năng va chạm cao và dễ tổn thương. Do vậy, trang bị thêm bao ống đồng là điều vô cùng cần thiết cho cầu thủ khi đá bóng phủi.

Thực hiện khởi động kỹ càng trước trận đấu

Chuyển từ trạng thái tĩnh tại sang hoạt động thể chất cường độ cao luôn đòi hỏi bước khởi động. Bước này sẽ giúp cơ thể thích nghi dần với trận đấu, giúp các khớp và cơ linh hoạt. Từ đó, người chơi tránh được những chấn thương do cử động đột ngột gây ra.

Các bài tập khởi động cần làm là chạy nhẹ, chạy nước rút, căng cơ, xoay khớp, bật nhảy… Bạn nên dành ra từ 5-10 phút khởi động để đạt hiệu quả tốt.

Cần chú ý khi khởi động trước trận đấu
Cần chú ý khi khởi động trước trận đấu

Tuyệt đối không quay lại khi chưa bình phục chấn thương bóng đá phủi hoàn toàn

Có nhiều tình huống cầu thủ bị chấn thương từ trận trước vẫn tiếp tục đá khi chưa bình phục. Điều này thực sự là một sai lầm nghiêm trọng mà người chơi mắc phải. Lúc này, chơi bóng rất dễ làm tái phát chấn thương, mặc dù tình hình trước đó có vẻ ổn.

Đá bóng phủi là hoạt động được nhiều bạn trẻ yêu thể thao ưa chuộng. Tuy nhiên, khi tham gia các cầu thủ phải đặc biệt chú ý để tránh các chấn thương bóng đá phủi. Hãy tìm đến bongdaphui.org hoặc bóng đá phủi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về bóng đá phủi nhé.

Tin tức liên quan

Back to top button