Chấn thương trong bóng đá phủi và biện pháp khắc phục chúng

Bóng đá là bộ môn được rất nhiều người yêu thích, kể cả phái nam lẫn phái nữ. Bóng đá là bộ môn vận động và có phát sinh những va chạm khi tranh bóng. Vì thế mà những chấn thương là điều khó tránh khỏi dù là bóng đá chuyên nghiệp hay bóng đá phủiBài viết này chia sẻ cho bạn những chấn thương cùng cách khắc phục cơ bản.

Căng gân kheo trong trận bóng đá phủi và cách xử lý

Căng gân là hiện tượng khi vùng gân chịu tác động của sự vận động cao. Căng gân kheo thường thấy ở vùng bắp đùi. Và khi tham gia trận bóng đá chuyên nghiệp hay trận bóng đá phủi thì cường độ sử dụng phần cơ, gân đùi là rất nhiều nên dễ dẫn đến tình trạng bị căng gân kheo.

Để giảm tối đa tình trạng này thì các cầu thủ chú ý vận động kỹ trước khi tham gia vào trận động. Vận động đúng và đủ sẽ giúp các nhóm cơ và nhóm gân làm quen với các cường độ áp lực. Đối với việc khởi động thì có khuyến nghị là tối thiểu 20 phút để đảm bảo các nhóm cơ đều được vận động hết

Còn lỡ gặp phải tình trạng này thì bạn thả lỏng cơ thể rồi chường đá lên vùng bị căng. Sau đó bạn băng bó lại phần ấy để cố định nhóm gân, tránh vận động mạnh sẽ làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

Chấn thương hay gặp trong những trận bóng đá
Chấn thương hay gặp trong những trận bóng đá

Hiện tượng bị trật mắt cá và cách xử lý

Mắt cá là phần ở bàn chân. Hiện tượng bị trật mắt cá thường gặp với những cầu thủ trong trận bóng đá chuyên nghiệp hay trận bóng đá phủi mà sút bóng mạnh hoặc chạy không may bị gập bàn chân. Dấu hiệu là sẽ thấy phần mắt cá bị đau, sưng tấy và nghiêm trọng là bị chảy máu

Nếu trong trận đấu mà gặp trường hợp bị trật mắt cá, bạn cần xử lý như sau: Dừng những hoạt động chạy, sút và nghỉ ngơi, thả lỏng cổ chân và bàn chân. Sử dụng những loại xịt vết thương để làm dịu phần bị trật. Sau đó bạn băng bó và xoa bóp nhẹ nhàng cho mắt cá. Vết thương sẽ nhanh giảm sưng và đau.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý tránh những hoạt động mạnh ảnh hưởng đến vết thương tối thiểu là 1-2 ngày nhé.

Đừng chủ quan với những chấn thương khi gặp trên sân cỏ
Đừng chủ quan với những chấn thương khi gặp trên sân cỏ

Rách đĩa đệm đầu gối và cách xử lý nhanh

Chúng ta thường có 2 đĩa đệm trong mỗi khớp gối để nâng đỡ đầu gối cũng như giúp các khớp gối vận động gập. Tuy nhiên, khi bạn tham gia vào những trận đá bóng chuyên nghiệp hay trận bóng đá phủi thì cường độ sử dụng đầu gối rất nhiều và mạnh, dẫn đến tình trạng rách đĩa đệm đầu gối

Đây là một chấn thương rất dễ xảy ra nhưng lại khá nghiêm trọng khi tham gia đá bóng. Hiện tượng của chấn thương này là bạn sẽ cảm thấy đau ở phần đầu gối. Kèm theo là sự sưng tấy lên.

Bạn đừng chủ quan khi cảm nhận được có vấn đề tại đầu gối nhé. Bởi vì vết rách nhỏ thì có thể nhanh và dễ phục hồi. Nhưng chủ quan làm vết rách lớn thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đấy

Trường hợp đang chạy mà bạn cảm thấy đầu gối lên tiếng là đau và bắt đầu có hiện tượng sưng tấy. Hãy dừng việc vận động và kiểm tra ngay. Với chấn thương này thì cần kiểm tra bởi những bác sĩ nhé.

Với chấn thương này, bạn đừng chủ quan vì vết rách nhỏ thì có thể tự nghỉ ngơi để lành nhưng vết rách lớn thì cần sự can thiệp của phẫu thuật đấy. Nếu bạn cố tình vận động khi đã cảm thấy hiện tượng, vô tình bạn sẽ làm vết rách nhỏ to ra và việc khắc phục trở nên khó khăn hơn.

Bong gân là chấn thương thường gặp
Bong gân là chấn thương thường gặp

Chấn thương thoát vị và cách xử lý ngay lập tức

Thoát vị là vấn đề thường thấy ở những cầu thủ thường xuyên phải sử dụng kỹ thuật sút bóng, di chuyển nhanh hay xoay người bất chợt. Thoát vị làm người bị khó khăn trong những hoạt động di chuyển hay ngồi cũng gây đau.

Thoát vị sẽ không phải chấn thương nhìn thấy ngay trong trận bóng đá. Đây là chấn thương sẽ bị về sau. Khi nhận thấy phần hông và háng có hiện tượng đau thì bạn cần đi kiểm tra ngay để có kết quả chính xác.

Khi bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán bạn bị thoát vị, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi tập luyện hợp lý. Không nên tập luyện quá sức sẽ là tình trạng nghiêm trọng lên sẽ phải dùng đến biện pháp can thiệp của phẫu thuật. 

Thời gian phục hồi có thể lên đến 1-2 năm nếu như bạn cố tình xem nhẹ hiện tượng này.

Và bạn cần hạn chế tham gia đá bóng kể cả là những trận bóng đá vui, bóng đá phủi.

Chấn thương trên sân cỏ và cách xử lý
Chấn thương trên sân cỏ và cách xử lý

Chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước ACL và cách xử lý

Dây chằng ACL là loại dây thần kinh nằm sâu trong đầu gối để nối giữa xương đùi và xương ống chân. Nếu tham gia trận bóng đá chuyên nghiệp hay kể cả trên trận bóng đá phủi, cầu thủ bị gập xoắn chân khi tiếp đất sẽ gây lực mạnh đến dây chằng này và dẫn đến chấn thương.

Khi gặp phải chấn thương này, bạn không được chủ quan mà cần gặp bác sĩ hay chuyên gia để điều chỉnh ngay. Bạn cần nghỉ ngơi, thả lỏng rồi băng bó vết thương. Theo dõi vết thương mỗi ngày và có chế độ luyện tập ăn uống phù hợp để nhanh lành nhé.

Chấn thương là điều chẳng ai muốn nó xảy ra. Nhưng tham gia vào bộ môn vận động nhiều như bóng đá phủi thì bạn khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy hạn chế tối đa để phải gặp chấn thương cũng như bình tĩnh xử lý khi gặp chấn thương. Nhất định không được chủ quan khi gặp phải chấn thương nhé.

Tin tức liên quan

Back to top button