Những chấn thương bóng đá phủi và cách khắc phục

Bóng đá phủi là môn thể thao được đông đảo anh em tham gia chơi. Tại đây anh em có thể kết bạn giao lưu và mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên với một số người phủi lại là nỗi ám ảnh do chấn thương sau trận đấu để lại. Tìm hiểu một số chấn thương bóng đá phủi và cách phòng ngừa để giải tỏa nỗi lo cho anh em. 

Tại sao bóng đá phủi được yêu thích?

Phủi là một môn thể thao dễ chơi nổi lên gần đây, chủ yếu là các trận đấu bóng diễn ra trên sân cỏ nhân tạo. “Phủi” cũng mang nghĩa rũ sạch, phủi sạch, tự do phóng khoáng không phân tranh thắng thua.

Người tham gia phủi quan trọng ý nghĩa của thể thao, niềm vui kết giao bạn bè hơn tất cả. Do vậy phủi trở thành môn thể thao yêu thích của rất nhiều người, lan tỏa khắp 3 miền tổ quốc.

Tuy nhiên, đằng sau những trận cầu vui vẻ cũng là cả những sự hi sinh hết mình trong sân đấu. Không thể tránh khỏi chấn thương với các cầu thủ bên những pha tranh bóng. Làm sao để tránh chấn thương? Trang bị những kiến thức về chấn thương bóng đá phủi và cách ngăn ngừa hiệu quả nhất.

Tinh thần đấu bóng phủi quyết liệt
Tinh thần đấu bóng phủi quyết liệt

Chấn thương bóng đá phủi thường gặp trong sân đấu

Nguyên nhân gây ra chấn thương bóng đá phủi chủ yếu là do va chạm, xô xát, những thao tác quá sức và không đúng kỹ thuật trong trận đấu. Dưới đây là một số chấn thương thường gặp trong đấu bóng đá.

Bong gân và bị trật cá

Mắt cá chân là điểm yếu và dễ bị tổn thương nhất trong quá trình đấu bóng. trong những pha đi bóng tốc độ bắt buộc bạn phải vặn và xoay người, móc chân chặn những pha đi bóng đột ngột, giơ chân chặn, bắt bóng …Những động tác này bắt buộc chân phải xoay hướng một cách đột ngột, dây chằng vị trí mắt cá chân dễ bị tổn thương.

Bong gân xảy ra khi hệ thống dây chằng bị kéo căng khi vận động cổ chân quá mức bình thường. Hậu quả của bong gân trong đá phủi là bạn không còn di chuyển được bình thường, nặng hơn nếu bị trật mắt cá chân bạn còn phải chống nạng, dùng thuốc trong một thời gian dài. 

Xoay cổ chân dễ gây chấn thương mắt cá
Xoay cổ chân dễ gây chấn thương mắt cá

Để điều trị bong gân hoặc trật cá bạn không nên dùng các loại dầu xoa bóp mạnh vào vùng chấn thương, khiến các chấn thương trở nên lâu khỏi hơn. Nên thăm khám bác sĩ, đi lại ít để chân nhanh chóng hồi phục, xin đơn thuốc từ bác sĩ để chân nhanh khỏi hơn.

Chấn thương bóng phủi vùng chân kheo

Vùng đùi chân sau có cấu tạo chứa ba cơ kích thước lớn, tạo lực và giúp bạn tăng tốc nhanh trong quá trình chạy. Với đá phủi tốc độ là chiến thắng, nên người chơi thường có những động tác thay đổi tốc độ đột ngột, từ đứng yên sang chạy nhanh chỉ trong vài giây, dẫn đến tổn thương vùng chân kheo này.

Các bó cơ chân kheo cũng bị đau khi bạn duỗi chân căng quá, hoặc kết hợp nhiều động tác đòi hỏi hoạt động của cơ chân kheo trong khi đó các cơ này không được rèn luyện để thích nghi.

Hậu quả của chấn thương cơ kheo là một vài sợi cơ bị tổn thương gây đau nhẹ, hoặc chấn thương lan rộng khiến cả bó cơ bị đau, tệ hơn khi bị căng cơ kheo độ 3 bạn còn bị đau đớn, bỏng rát toàn bộ vùng cơ khiến bạn không thể đi lại bình thường được.

Khi bị chấn thương cơ kheo lúc đá phủi bạn cần nghỉ ngơi, chườm đá, dùng thuốc chống viêm để tránh sưng đau. Với mức độ nặng, bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tập các bài tập phục hồi cơ sau thời gian dài nghỉ ngơi rồi mới được nhập cuộc đá bóng phủi

Thoát vị hoặc căng cơ háng

Quá trình chạy đà, bật nhảy, chạy tốc độ, luồn lách vặn người…trong phủi khiến vùng xương chậu của bạn phải hoạt động nhiều, từ đó dẫn đến tổn thương. Khi mắc tình trạng căng cơ háng bạn sẽ thấy hơi đau ở vùng bẹn, nếu nặng hơn bạn có thể bị đi lại khó khăn, bầm tím vùng cơ háng. 

Một số động tác tranh bóng phủi gây căng cơ háng
Một số động tác tranh bóng phủi gây căng cơ háng

Một số mẹo để phòng ngừa chấn thương trong bóng đá phủi

Chấn thương là điều không một ai muốn xảy ra, để hạn chế tối đa những tổn thương này bạn nên thực hiện các bước như sau:

  • Tăng cường sức mạnh cơ chân: Rèn luyện các bài tập về cơ thường xuyên như tập nâng bắp chân, squat, lunge…để các cơ làm quen với cường độ vận động cao trong thi đấu.
  • Làm nóng người: Một vài động tác khởi động trước khi vào sân là rất quan trọng giúp cơ thể thích nghi, giãn cơ, giúp cơ mềm mại hơn, tăng lượng máu đến cơ. Nếu không khởi động bạn rất dễ bị chấn thương, chuột rút, đau cơ…sau những trận cầu. 
  • Thả lỏng: Sau thời gian vận động mạnh bạn cũng không nên ngồi thụp xuống nghỉ ngơi mà nên dành thời gian thả lỏng các cơ, giúp cơ thư giãn sâu hơn.
Nghỉ ngơi thư giãn sau giờ đấu phủi
Nghỉ ngơi thư giãn sau giờ đấu phủi
  • Trang bị bảo hộ: Hiện có rất nhiều trang thiết bị bảo vệ chấn thương bóng đá phủi được bày bán trên thị trường như giày đấu, găng tay, tất đùi…Nên chọn cho mình đồ bảo hộ ở vùng dễ xảy ra va chậm hay chấn thương để bảo vệ nhé!

Trên đây là những chấn thương bóng đá phủi thường gặp và cách khắc phục. Hãy tham gia góp ý và chia sẻ kinh nghiệm của chính bạn cho anh em bóng đá phủi tại đây, để chấn thương không còn là nỗi lo bên sân bóng nhé!

Tin tức liên quan

Back to top button